Viện ĐBCLGD - THE Impact Rankings


THÔNG TIN CHUNG VỀ BẢNG XẾP HẠNG THE IMPACT RANKINGS

1. Mục tiêu

Bảng xếp hạng các trường Đại học có tầm ảnh hưởng (Impact Rankings) của Times Higher Education (THE) được ra đời năm 2019. Bảng xếp hạng này đánh giá sự phù hợp trong các hoạt động của khu vực giáo dục đại học toàn cầu so với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc.

2. Cách đánh giá

Điểm đánh giá xếp hạng cuối cùng của một trường đại học trong bảng xếp hạng là điểm trung bình của điểm SDG 17 (bắt buộc) với ba điểm cao nhất trong số 16 SDG còn lại. Điểm SDG 17 chiếm 22% tổng điểm, trong khi các SDG khác đều có trọng số 26%. Điều này có nghĩa là các trường đại học khác nhau được chấm điểm dựa trên một tập hợp các SDG khác nhau, tùy thuộc vào trọng tâm và lĩnh vực hoạt động của mình.

Trong đó, SDG 17 có thể được coi là một SDG lớn. Nội dung của SDG 17 được hiểu là sự phối hợp và làm việc thông qua quan hệ hợp tác đối tác giữa các bên liên quan để nêu bật khía cạnh hợp tác và thực hiện của các mục tiêu phát triển bền vững.

3. Cách chấm điểm mỗi SDG

Đối với mỗi SDG, các chỉ số đi kèm được phân tích và sử dụng trong bảng xếp hạng dựa trên 3 yếu tố:

  • Nghiên cứu (tìm kiếm các giải pháp và kiến thức mới),
  • Quản lý (kiểm soát sử dụng và hướng tới bền vững), và
  • Tương tác cộng đồng (thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động gắn với cộng đồng và xã hội).

Việc cho điểm thành phần mỗi tiêu chí cũng dựa trên 3 nguyên tắc:

  • Có minh chứng về việc thực hiện nội dung tiêu: 1 điểm
  • Cung cấp được minh chứng về việc thực hiện tiêu chí :1 điểm
  • Công khai minh chứng thực hiện tiêu chí : 1 điểm

Dữ liệu được tập hợp từ các nguồn:

  • Các trường đại học cung cấp
  • Bộ dữ liệu từ Elsevier

4. Các minh chứng cần nộp

THE chấp nhận các đường dẫn đến tài liệu, trang web và khung thời gian, tài liệu quảng cáo, tạp chí và bài báo công khai có sẵn làm minh chứng.

THE cho phép cung cấp tối đa 3 minh chứng có liên quan cho tiêu chí. Ngôn ngữ các minh chứng không bắt buộc phải bằng tiếng Anh.

5. Thời gian thu và nộp dữ liệu và minh chứng

Dựa trên thực tế đánh giá các thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội và tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, Viện ĐBCLGD xin ý kiến Ban Giám Đốc lựa chọn đăng ký các SDG xếp hạng theo từng giai đoạn. Nội dung chi tiết về số liệu và minh chứng cần cung cấp phục vụ xếp hạng Impact Ranking sẽ được gửi tới các Đơn vị trước mỗi kỳ thu dữ liệu xếp hạng.

Thời gian cụ thể thu và nộp dữ liệu như sau:

Dữ liệu

Thời gian Viện ĐBCLGD thu dữ liệu

Thời gian nộp dữ liệu cho THE

- Dữ liệu cốt yếu theo các SDG đăng ký xếp hạng

- Danh mục các minh chứng theo các SDG đăng ký xếp hạng

Giữa tháng 9

Tháng 10

 

Thời gian THE công bố kết quả xếp hạng: tháng 4

DANH SÁCH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDG) VÀ TỶ TRỌNG CỦA MỖI SGD

  1. SDG 1: Xóa nghèo
  2. SDG 2 : Không còn nạn đói
  3. SDG 3: Sức khỏe và có cuộc sống tốt
  4. SDG 4: Giáo dục có chất lượng
  5. SDG 5: Bình đẳng giới
  6. SGD 6: Nước sạch và vệ sinh
  7. SDG 7: Năng lượng sạch với giá cả hợp lý
  8. SDG 8: Việc làm tốt và phát triển kinh tế
  9. SDG 9: Công nghiệp, đổi mới và phát triển hạ tầng
  10. SDG 10: Giảm bất bình đẳng
  11. SDG 11: Các thành phố và cộng đồng bền vững
  12. SDG 12: Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm
  13. SDG 13: Ứng phó với khí hậu
  14. SDG 14: Tài nguyên và môi trường biển
  15. SDG 15: Tài nguyên và môi trường trên đất liền
  16. SDG 16: Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ
  17. SDG 17: Quan hệ đối tác phát triển bền vững

 

Trọng số mỗi SDG

SDG 1: XÓA NGHÈO

a) Nghiên cứu (27%)

  • Chỉ số trích dẫn trong lĩnh vực của các bài viết thực tế liên quan đến nghèo đói (10%)
  • Số lượng các ấn phẩm liên quan đến nghèo đói (10%)
  • Tỷ lệ tất cả các bài nghiên cứu đồng tác giả với các nước thu nhập thấp (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 1 (xóa nghèo). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất.

b) Tỷ lệ sinh viên được hỗ trợ tài chính (27%)

Chỉ số này đo lường tỷ lệ sinh viên nghèo của trường đại học nhận được hỗ trợ tài chính để theo học.

c) Chương trình hỗ trợ xóa nghèo của trường (23%)

  • Mục tiêu tuyển sinh những sinh viên thuộc nhóm 20% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất trong cả nước (4,6%)
  • Mục tiêu tốt nghiệp / hoàn thành chương trình học đối với sinh viên thuộc nhóm 20% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất trong cả nước (4,6%)
  • Hỗ trợ sinh viên từ các gia đình nghèo để có thể hoàn thành chương trình đại học - ví dụ, liên quan đến hỗ trợ thực phẩm, nhà ở, phương tiện đi lại, dịch vụ pháp lý (4,6%)
  • Các chương trình hỗ trợ sinh viên thuộc nhóm 20% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất trong nước hoàn thành tốt việc học (4,6%)
  • Các chương trình hỗ trợ sinh viên nghèo từ các nước có thu nhập thấp - ví dụ, miễn giảm học phí hoặc trợ cấp (4,6%)

d) Các chương trình xóa nghèo cộng đồng (23%)

  • Hỗ trợ giáo dục hoặc các nguồn lực để các công ty khởi nghiệp tại địa phương phát triển bền vững - ví dụ, tổ chức các chương trình cố vấn, hội thảo đào tạo, giao lưu học tập tại các cơ sở đại học (5,75%)
  • Hỗ trợ tài chính để giúp các công ty khởi nghiệp bền vững trong cộng đồng địa phương (5,75%)
  • Tổ chức đào tạo hoặc thực hiện các chương trình cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho tất cả mọi người (5,75%)
  • Tham gia hoạch định chính sách ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và / hoặc toàn cầu để thực hiện các chương trình và chính sách xóa đói (5,75%)

SDG 2 : KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI

a) Nghiên cứu liên quan tới nạn đói (27%)

  • Tỷ lệ các bài nghiên cứu trong nhóm 10% các tạp chí hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn trong lĩnh vực của các bài viết (FWCI) (10%)
  • Số lượng xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 2 (không còn nạn đói). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất

b) Rác thải thực phẩm trong khuôn viên (15.4%)

  • Theo dõi lượng rác thải thực phẩm trong khuôn viên trường (7.7%)
  • Tỷ lệ rác thải thực phẩm trên đầu người trong khuôn viên Trường (7.7%)

c) Tình trạng thiếu ăn ở sinh viên (19.2%)

  • Chương trình đảm bảo thực phẩm cho học sinh (4.8%)
  • Các biện pháp can thiệp nhằm tình trạng thiếu lương thực của sinh viên và nhân viên (4.8%)
  • Lựa chọn thực phẩm bền vững cho tất cả mọi người trong khuôn viên trường, bao gồm cả người ăn chay và thức ăn chay (4.8%)
  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người trong khuôn viên trường (4.8%)

 

d) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm bền vững (19.2%)

Chỉ số này đo lường tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và có bằng cấp liên quan lĩnh vực thực phẩm bền vững trong chương trình đào tạo về nông nghiệp, trong tổng số sinh viên tốt nghiệp của Đơn vị giảng dạy. Mục đích của chỉ số nhằm nắm bắt liệu một trường đại học có tích cực giảng dạy về tính bền vững của thực phẩm trong các chương trình đào tạo nông nghiệp đại học và sau đại học hay không.

e) Hỗ trợ giảm thiểu nạn đói trên phạm vi toàn quốc (19.2%)

  • Cung cấp kiến thức, kỹ năng hoặc công nghệ về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững cho nông dân địa phương và các nhà sản xuất thực phẩm (4.8%)
  • Tổ chức các sự kiện kết nối và chuyển giao kiến thức giữa nông dân địa phương và nhà sản xuất thực phẩm (4.8%)
  • Hỗ trợ nông dân địa phương và các nhà sản xuất thực phẩm tiếp cận các cơ sở đại học để cải thiện phương pháp canh tác bền vững (4.8%)
  • Ưu tiên mua các sản phẩm địa phương và từ các nguồn bền vững (4.8%)

SDG 3: CUỘC SỐNG KHỎE MẠNH VÀ TĂNG CƯỜNG PHÚC LỢI

a) Nghiên cứu về cuộc sống khỏe mạnh và phúc lợi (27%)

  • Tỷ lệ các bài nghiên cứu được xem hoặc tải xuống (10%)
  • Tỷ lệ các bài nghiên cứu được trích dẫn trong hướng dẫn y khoa lâm sàng (10%)
  • Số lượng ấn phẩm xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 3 (cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất

b) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Chỉ số này là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp nhận được bằng cấp liên quan đến ngành chăm sóc sức khỏe trong tổng số sinh viên tốt nghiệp của Đơn vị giảng dạy.

Dữ liệu liên quan đến số lượng sinh viên tốt nghiệp trong năm học. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể chưa hành nghề được ngày mà cần có thêm một số chứng chỉ bắt buộc khác mới có thể hành nghề trực tiếp được.

c) Hợp tác và dịch vụ y tế (38,4%)

  • Hợp tác với các tổ chức y tế trong nước hoặc tổ chức quốc tế (7%)
  • Các chương trình hỗ trợ cộng đồng (7%)
  • Tạo điều kiện tiếp cận các cơ sở thể thao của trường đại học (2,4%)
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho sinh viên (7%)
  • Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần miễn phí cho sinh viên và nhân viên (7%)
  • Chính sách cấm thuốc lá (8%)


SDG 4: GIÁO DỤC CÓ CHẤT LƯỢNG

a) Nghiên cứu về giáo dục sớm và học tập suốt đời (27%)

  • Tỷ lệ các bài nghiên cứu được xem hoặc tải xuống (10%)
  • Tỷ lệ các bài báo nghiên cứu trong nhóm 10% các tạp chí hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Số lượng ấn phẩm xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 4 (giáo dục có chất lượng). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất.

b) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có trình độ sư phạm (15,4%)

Để tìm hiểu cách một trường đại học đang hỗ trợ giáo dục sớm, chỉ số này đo lường tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường được đào tạo để giảng dạy ở cấp tiểu học.

Dữ liệu liên quan đến số lượng sinh viên tốt nghiệp trong năm học đánh giá.

c) Phương pháp học tập suốt đời (26.8%)

  • Tiếp cận các nguồn tài nguyên giáo dục cho những người không học tại trường đại học (5%)
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục mở cho công chúng tiếp cận, chẳng hạn như các bài giảng hoặc các khóa học giáo dục cụ thể (5%)
  • Tổ chức các sự kiện giáo dục đào tạo nghề cho những người không theo học tại trường đại học (5%)
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục trong cộng đồng địa phương, bao gồm cả trường học (5%)
  • Cơ chế chính sách đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể học tập suốt đời (6,8%)

d) Tỷ lệ sinh viên thế hệ đầu tiên (30,8%)

Sinh viên thế hệ đầu tiên là người đầu tiên trong gia đình theo học đại học chính quy ở tất cả các cấp (có thể đã hoàn thành chương trình đào tạo của một trường khác trước đó) chia cho tổng số sinh viên chính quy đang đi học.

SDG 5: BÌNH ĐẲNG GIỚI

a) Nghiên cứu (27%)

  • Tỷ lệ tổng số lượng bài nghiên cứu của trường đại học do nữ giới làm tác giả (10%)
  • Tỷ lệ các bài viết về bình đẳng giới trong nhóm 10% các tạp chí hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Số lượng các ấn phẩm về bình đẳng giới (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 5 (bình đẳng giới). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất.

b) Tỷ lệ sinh viên nữ thế hệ đầu tiên (15,4%)

Tỷ lệ này được định nghĩa là số nữ sinh viên là người đầu tiên trong gia đình đang theo học đại học chính quy ở tất cả các chương trình (có thể đã hoàn thành chương trình đào tạo của một trường khác trước đó) chia cho tổng số sinh viên nữ đang theo học đại học chính quy.

c) Các biện pháp tiếp cận của sinh viên (15,4%)

  • Theo dõi tỷ lệ nộp hồ sơ, trúng tuyển, nhập học và hoàn thành của sinh viên nữ (1,6%)
  • Chính sách liên quan tới nộp hồ sơ, trúng tuyển, nhập học và tỷ lệ tham gia đối với sinh viên nữ (4,6%)
  • Cung cấp các chương trình tiếp cận phù hợp của nữ giới, chẳng hạn như học bổng, cố vấn hoặc các quy định riêng khác (4,6%)
  • Khuyến khích nữ giới tham gia tại lĩnh vực có mà phụ nữ là thiểu số (4,6%)

d) Tỷ lệ nữ học giả cấp cao (15,4%)

Con số này được định nghĩa là số nữ giới có vị trí học giả cấp cao, chia cho tổng số học giả cấp cao trong trường đại học. Các vai trò cấp cao có thể bao gồm chức vụ giáo sư, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và lãnh đạo phòng chuyên môn của trường đại học (không bao gồm các vị trí danh dự).

e) Tỷ lệ nữ giới tốt nghiệp (11,5%)

Tỷ lệ này là số nữ sinh viên tốt nghiệp sau khi hoàn thanh chương trình học, chia cho tổng số sinh viên tốt nghiệp. Dữ liệu được cung cấp dưới dạng thống kê số lượng và theo chủ đề dựa trên các lĩnh vực rộng: STEM; y dược; và nghệ thuật, nhân văn và khoa học xã hội.

f) Các biện pháp vì sự tiến bộ của phụ nữ (15,3%)

  • Chính sách không phân biệt đối xử với nữ giới (1,95%)
  • Chính sách không phân biệt đối xử với người chuyển giới (1,95%)
  • Các chính sách thai sản và nghỉ phép của cha mẹ (1,9%)
  • Cơ sở chăm sóc trẻ phù hợp cho sinh viên (1,9%)
  • Cơ sở chăm sóc trẻ cho nhân viên (1,9%)
  • Các chương trình cố vấn của phụ nữ, trong đó ít nhất 10% sinh viên nữ tham gia (1,9%)
  • Theo dõi tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên nữ so với sinh viên nam và có kế hoạch để thu hẹp bất kỳ khoảng cách nào (1,9%)
  • Chính sách bảo vệ những người báo cáo phân biệt đối xử (1,9%)

SGD 6: NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH

a) Nghiên cứu về nước sạch và vệ sinh (27%)

  • Tỷ lệ bài viết trong nhóm 10% tạp chí hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn theo lĩnh vực của của các bài viết (10%)
  • Số lượng xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 6 (nước sạc và vệ sinh). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất.

b) Sử dụng nước bình quân trên đầu người (19%)

  • Theo dõi lượng lượng tiêu dùng nước (9.5%)
  • Lượng tiêu dùng nước bình quân theo đầu người trong 1 năm trong khuôn viên trường (9.5%)

c) Sử dụng và quan tâm đến nguồn nước (23%)

  • Quy trình xử lý nước thải (4,6%)
  • Quy trình ngăn nước ô nhiễm xâm nhập vào hệ thống nước (4,6%)
  • Nước uống miễn phí cho sinh viên, nhân viên và du khách (4,6%)
  • Áp dụng tiêu chuẩn xây dựng để giảm thiểu sử dụng nước (4,6%)
  • Sử dụng thảm thực vật phù hợp trong khuôn viên để giảm thiểu lượng nước sử dụng (4,6%)

d) Tái sử dụng nước (12%)

  • Chính sách tái sự dụng nước (6%)
  • Quản lý lượng nước tái sử dụng trong trường (6%)

e) Nguồn nước trong cộng đồng (19%)

  • Giáo dục cộng đồng địa phương trong công tác quản lý nước hiệu quả (3,8%)
  • Sử dụng nước có ý thức trong khuôn viên trường và trong cộng đồng (3,8%)
  • Hỗ trợ bảo tồn lượng nước ngoài khuôn viên trường (3,8%)
  • Sử dụng công nghệ chiết xuất nước bền vững trong khuôn viên trường (3,8%)
  • Hợp tác với chính quyền địa phương, khu vực, quốc gia hoặc quốc tế về an ninh nguồn nước (3,8%)

SDG 7: NĂNG LƯỢNG SẠCH VỚI GIÁ CẢ HỢP LÝ

a) Nghiên cứu về năng lượng sạch với giá cả hợp lý (27%)

  • Tỷ lệ bài viết trong nhóm 10% tạp chí hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn theo lĩnh vực của các bài viết (10%)
  • Số lượng xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 7 (năng lượng sạch với giá cả hợp lý). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất

b) Các biện pháp năng lượng sạch (23%)

  • Chính sách đảm bảo tất cả các công trình cải tạo hoặc xây dựng mới đều tuân theo các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng (3,85%)
  • Kế hoạch nâng cấp các tòa nhà hiện có để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng (3,85%)
  • Quy trình quản lý carbon và giảm phát thải CO2 (3,85%)
  • Lập kế hoạch giảm tiêu thụ năng lượng tổng thể (3,85%)
  • Đánh giá để xác định các khu vực sử dụng năng lượng không hiệu quả nhất (3,8%)
  • Chính sách giảm đầu tư vào các ngành năng lượng sử dụng nhiều carbon, đặc biệt là than và dầu (3,8%)

c) Sử dụng năng lượng (27%)

Đây được định nghĩa là năng lượng được sử dụng trên không gian sàn (gigajoules (GJ) / m2) của các tòa nhà trong khuôn viên trường đại học. Chỉ số này đo lường các đơn vị năng lượng được sử dụng bởi một cá nhân, sự kiện, tổ chức hoặc sản phẩm tại trường đại học.

d) Năng lượng và cộng đồng (23%)

  • Tổ chức các chương trình cho cộng đồng địa phương tìm hiểu về tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng sạch (4,6%)
  • Thúc đẩy cam kết về việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo (4,6%)
  • Dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và năng lượng sạch cho công nghiệp địa phương (4,6%)
  • Thông báo và hỗ trợ các chính phủ về phát triển chính sách liên quan đến năng lượng sạch và công nghệ tiết kiệm năng lượng (4,6%)
  • Hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp nhằm thúc đẩy và hỗ trợ phát triển kinh tế hoặc công nghệ các-bon thấp (4,6%)

SDG 8: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG

a) Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và việc làm (27%)

  • Tỷ lệ bài viết trong nhóm 10% tạp chí hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (14%)
  • Số lượng xuất bản (13%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 8 (việc làm tốt và phát triển kinh tế). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất

b) Điều kiện làm việc (19,6%)

  • Trả lương đủ sống cho nhân viên và giảng viên (2,45%)
  • Công nhận quyền công đoàn và quyền lao động (2,45%)
  • Chính sách chấm dứt phân biệt đối xử tại nơi làm việc (2,45%)
  • Chính sách chống nô lệ hiện đại, lao động cưỡng bức, buôn người và lao động trẻ em (2,45%)
  • Bảo đảm quyền lợi tương đương cho người lao động thuê ngoài (2,45%)
  • Chính sách về công bằng khi chi trả tiền công, bao gồm cam kết tính toán và xóa bỏ khoảng cách trả lương theo giới tính (2,45%)
  • Đánh giá hoặc theo dõi bình đẳng giới trong chi trả tiền lương (2,45%)
  • Quy trình khiếu nại các quy định về lao động và tiền lương (2,45%)

c) Các khoản chi cho mỗi nhân viên (15.4%)

Số liệu này được tính bằng cách chia các khoản chi tiêu của trường đại học cho số lượng nhân viên. Sau đó, được đối chiếu theo GDP bình quân đầu người của khu vực. Số liệu này nhằm mục đích đánh giá quy mô mà trường đại học là một đơn vị phát triển kinh tế quan trọng tại địa phương.

d) Tỷ lệ sinh viên thực tập (19%)

Để hiểu xem các trường đại học có đang chuẩn bị cho sinh viên vào thị trường lao động hay không, số liệu này là số lượng sinh viên chính quy tham gia 1 khóa thực tập trên một tháng như một phần của chương trình học, chia cho tổng số sinh viên của trường.

e) Tỷ lệ nhân viên có hợp đồng bảo đảm (19%)

Tình trạng thiếu hụt của lực lượng lao động đại học là mối quan tâm ngày càng tăng, vì vậy THE yêu cầu các trường đại học cung cấp số lượng nhân viên (giảng dạy và không giảng dạy) có hợp đồng trên 24 tháng, chia cho tổng số nhân viên, không bao gồm các hợp đồng lao động ngắn hạn thay thế cho nhân sự trong thời gian nghỉ thai sản hoặc nghỉ phép của cha mẹ.

SDG 9: CÔNG NGHIỆP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

a) Nghiên cứu về công nghiệp, đổi mới và phát triển hạ tầng (11.6%)

Số liệu này tập trung vào số lượng các nghiên cứu có liên quan đến ngành công nghiệp, đổi mới và phát triển hạ tầng.

b) Trích dẫn bằng sáng chế (15,4%)

Là số lượng bằng sáng chế được trích dẫn trong các nghiên cứu do trường đại học thực hiện.

c) Số công ty con của trường đại học (34,6%)

Các công ty con của trường đại học được định nghĩa là các công ty đã đăng ký được thành lập để khai thác tài sản trí tuệ mà Trường nghiên cứu và sở hữu. Các công ty này phải được thành lập cách đây ít nhất ba năm và hiện vẫn đang hoạt động.

d) Thu nhập từ nghiên cứu trên mỗi nhân viên (38,4%)

Số liệu này phản ánh khả năng của trường đại học trong việc tạo ra thu nhập từ nghiên cứu mới và cũng được sử dụng trong Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới của Times Higher Education. Nó đo lường số thu nhập từ nghiên cứu mà một tổ chức kiếm được (được điều chỉnh theo sức mua tương đương (PPP)) và được chia với số lượng nhân viên giảng dạy của Trường.

SDG 10: GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG

a) Nghiên cứu về giảm bất bình đẳng (27%)

  • Tỷ lệ bài viết trong nhóm 10% tạp chí hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn theo lĩnh vực của các bài viết của trường đại học (10%)
  • Số lượng xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 10 (giảm bất bình đẳng). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất

b) Tỷ lệ sinh viên thế hệ đầu tiên (15.5%)

Để xem trường đại học đang giải quyết bất bình đẳng kinh tế như thế nào, THE đo lường số lượng sinh viên thế hệ đầu tiên là người đầu tiên trong gia đình theo học đại học chính quy ở tất cả các cấp (có thể đã hoàn thành chương trình đào tạo tại một trường khác trước đó), chia cho tổng số sinh viên chính qua đang theo học.

 c) Tỷ lệ sinh viên đến từ các quốc gia đang phát triển (15.5%)

Đây là tỷ lệ sinh viên quốc tế ở tất cả các trình độ đến từ các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp, theo quy định của Ngân hàng Thế giới trên tổng số sinh viên chính quy đang theo học tại Trường. Để cụ thể hơn, những sinh viên quốc tế này phải nhận được hỗ trợ tài chính hỗ trợ việc học tập thì mới được tính.

d) Sinh viên và nhân viên khuyết tật (23%)

  • Tỷ lệ sinh viên khuyết tật (11.5%)
  • Tỷ lệ nhân viên khuyết tật (11.5%)

e) Các biện pháp chống phân biệt đối xử (19%)

  • Chính sách tuyển sinh không phân biệt đối xử (1,9%)
  • Theo dõi tỷ lệ ứng tuyển và nhập học của các nhóm sinh viên yếu thế (1,9%)
  • Các chương trình tuyển dụng sinh viên và nhân viên từ các nhóm yếu thế (1,9%)
  • Chính sách chống phân biệt đối xử và chống quấy rối cho nhân viên và sinh viên (1,9%)
  • Có một ủy ban công bằng đẳng giới, 1 văn phòng và có nhân viên phụ trách (1,9%)
  • Các chương trình tư vấn, cố vấn hoặc hỗ trợ đồng đẳng cho nhóm sinh viên và nhân viên yếu thế (1,9%)
  • Cung cấp cơ sở vật chất phù hợp với người khuyết tật (1,9%)
  • Dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật (1,9%)
  • Các chương trình tiếp cận cho người khuyết tật (1,9%)
  • Chính sách hoặc chiến lược về nơi ăn chỗ ở cho người khuyết tật, bao gồm tài trợ đầy đủ (1,9%)

SDG 11: CÁC THÀNH PHỐ VÀ CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG

a) Nghiên cứu về các thành phố và cộng đồng bền vững (27%)

  • Tỷ lệ các bài viết nằm trong nhóm 10 tạp chí hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn theo lĩnh vực của các bài viết của Trường đại học (10%)
  • Số lượng ấn phẩm xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 11 (các thành phố và cộng đồng bền vững). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất

b) Hỗ trợ nghệ thuật và bảo tồn di sản (22.6%)

  • Cho phép công chúng tiếp cận đến các tòa nhà/công trình và/hoặc di dản thiên nhiên có ý nghĩa văn hóa đặc biệt (3.75%)
  • Cho phép công chúng tiếp cận với thư viện của trường (3.75%)
  • Cho phép công chúng tiếp cận với bảo tàng, khu trưng bày hoặc các công trình nghệ thuật của trường đại học (3.75%)
  • Cho phép công chúng tiếp cận với các khoảng không gian “xanh” trong khuôn viên trường đại học (3.8%)
  • Cung cấp các sự kiện nghệ thuật cho công chúng, như các buổi hòa nhạc (3.8%)
  • Lưu trữ và bảo tồn các di sản địa phương (3.8%)

c) Khoản chi dành cho nghệ thuật và di sản (15.3%)

Đây là tỷ lệ khoản chi trực tiếp dành cho các hoạt động nghệ thuật và di sản của tường đại học, không tính các khoản chi dành cho cơ sở thể dục thể thao

d) Điều kiện làm việc bền vững (35.1%)

Các trường đại học chủ động hướng tới các biện pháp di chuyển và nơi ở bền vững.

  • Mục tiêu tập trung vào đi lại bền vững hơn (đi bộ, xe đạp, xe máy, phương tiện công cộng, xe điện…) (3.9%)
  • Hành động cụ thể để thúc đẩy đi lại bền vững theo các mục tiêu đã đặt ra (3.9%)
  • Khuyến khích làm việc từ xa hoặc tuần làm việc tập trung tại chỗ để giảm việc đi lại (3.9%)
  • Chi phí nhà ở phù hợp với nhân viên (3.9%)
  • Chi phí nhà ở phù hợp với sinh viên (3.9%)
  • Có làn đường đi bộ dành riêng trong khuôn viên trường (3.9%)
  • Hợp tác của chính quyền địa phương lập kế hoạch tái phát triển, bao gồm việc cung cấp nhà ở phù hợp cho dân cư địa phương (3.9%)
  • Xây dựng các tiêu chuẩn xây dựng bền vững (3.9%)
  • Xây dựng trên các khu đất quy hoạch (3.9%)

SDG 12: TIÊU DÙNG VÀ SẢN XUẤT CÓ TRÁCH NHIỆM

a) Nghiên cứu về tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm (27%)

  • Tỷ lệ bài viết trong nhóm 10% tạp chí hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn theo lĩnh vực của các bài viết của trường đại học (10%)
  • Số lượng ấn phẩm xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 12 (tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm). Tập dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất.

b) Các biện pháp hoạt động (26.7%)

  • Chính sách về nguồn cung ứng thực phẩm và vật tư uy tín và có chất lượng (4,8%)
  • Chính sách xử lý hợp lý chất thải nguy hại (4,8%)
  • Chính sách đo lường lượng rác thải được đưa đến bãi chôn lấp và lượng rác được tái chế (4,8%)
  • Chính sách giảm thiểu việc sử dụng nhựa (4,8%)
  • Chính sách giảm thiểu việc sử dụng đồ dùng một lần (4,8%)
  • Áp dụng chính sách giảm đồ dùng 1 lần cho các dịch vụ thuê ngoài khác của Trường (1,35%)
  • Chính sách hạn chế rác thải đối với các nhà cung cấp thuê ngoài (1,35%)

c) Tỷ lệ rác thải được tái chế (27%)

  • Tỷ lệ rác thải được tái chế (13.5%)
  • Tỷ lệ rác thải không được đưa đi chôn lấp (13.5%)

d) Ấn phẩm về báo cáo bền vững (19.3%)

Times Higher Education đã yêu cầu tổ chức đã công bố báo cáo phát triển bền vững của trường đại học từ năm 2018 đến năm 2020, có thể là tài liệu độc lập hay là một phần của báo cáo thường niên. Công bố báo cáo phát triển bền vững là yêu cầu trực tiếp của SDG 12 của Liên hợp quốc.

SDG 13: ỨNG PHÓ VỚI KHÍ HẬU

a) Nghiên cứu về ứng phó với khí hậu (27%)

  • Tỷ lệ bài viết có trong 10% các bài báo hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn theo lĩnh vực của các bài viết của trường đại học (10%)
  • Số lượng xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 13 (hành động về khí hậu). Bộ dữ liệu bao gồm tất cả các ấn phẩm được lưu hành trong 5 năm gần nhất.

b) Sử dụng năng lượng carbon thấp

Chỉ số này đo lường lượng năng lượng tái tạo và các-bon thấp được Trường sử dụng. Đơn vị tính của năng lượng điện là gigajoules (GJ) được tạo ra từ năng lượng tái tạo hoặc năng lượng hạt nhân.

c) Các biện pháp giáo dục về môi trường (23%)

  • Các chương trình hoặc chiến dịch giáo dục địa phương về biến đổi khí hậu (4,6%)
  • Kế hoạch hành về động khí hậu của trường đại học được chia sẻ với chính quyền địa phương và cộng đồng (4,6%)
  • Làm việc với chính quyền địa phương hoặc quốc gia để lập kế hoạch ứng phó với thảm họa biến đổi khí hậu (4,6%)
  • Thông báo và hỗ trợ chính quyền địa phương hoặc khu vực về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu (4,6%)
  • Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ về thích ứng với khí hậu (4,6%)

d) Trung hòa cacbon (23%)

Các trường đại học được yêu cầu cho biết liệu họ đã đạt được mức độ trung hòa carbon hay chưa hoặc liệu họ có đang thực hiện cam kết này hay không.

  • Cam kết trung hòa carbon của Trường (11.5%)
  • Ngày cam kết hoàn thành (11.5%)

 

SDG 14: TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN

a) Nghiên cứu về tài nguyên và môi trường biển (27%)

  • Tỷ lệ bài viết có trong 10% các bài báo hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn theo lĩnh vực của các bài viết của trường đại học (10%)
  • Số lượng xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 14 (tài nguyên và môi trường biển).  Bộ dữ liệu này bao gồm tất cả các ấn phẩm đã được lưu hành từ năm 2015 đến 2019

b) Hỗ trợ hệ sinh thái thủy sinh thông qua giáo dục (15.3%)

  • Các hoạt động tiếp cận nhằm nâng cao nhận thức về đánh bắt quá mức, đánh bắt trái phép và các hoạt động đánh bắt tận diệt (5,1%)
  • Các chương trình giáo dục hoặc tiếp cận về quản lý bền vững nghề cá, nuôi trồng thủy sản và du lịch cho cộng đồng địa phương hoặc quốc gia (5,1%)
  • Các chương trình giáo dục về hệ sinh thái nước ngọt cho cộng đồng địa phương hoặc quốc gia (5,1%)

c) Hỗ trợ hệ sinh thái thủy sinh thông qua hành động (19,4%)

  • Hỗ trợ hoặc tổ chức các sự kiện nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển, sông, hồ và  các nguồn lợi từ biển khác (4,85%)
  • Chính sách đảm bảo rằng thực phẩm sử dụng trong khuôn viên trường được thu hoạch bền vững từ hệ sinh thái thủy sinh (4,85%)
  • Duy trì và mở rộng các hệ sinh thái hiện có và tình đa dạng sinh học của chúng, thông qua nghiên cứu hoặc phối hợp với doanh nghiệp (4,85%)
  • Nghiên cứu các công nghệ hoặc thực hành tốt để ngăn ngừa thiệt hại đối với các hệ sinh thái thủy sinh (4,85%)

d) Xử lý chất thải nguy hại với nước (19,3%)

  • Tiêu chuẩn chất lượng nước và các hướng dẫn về xả thải nước (6,45%)
  • Kế hoạch giảm thiểu rác thải nhựa trong khuôn viên trường (6,45%)
  • Chính sách ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển (6,4%)

e) Duy trì hệ sinh thái địa phương (19%)

  • Kế hoạch giảm thiểu các biến đổi về vật lý, hóa học và sinh học của các hệ sinh thái thủy sinh (3,8%)
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của các hệ sinh thái thủy sinh (3,8%)
  • Xây dựng và hỗ trợ các chương trình và ưu đãi khuyến khích quản lý thủy sản tốt (3,8%)
  • Phối hợp với cộng đồng địa phương để duy trì các hệ sinh thái thủy sinh chung (3,8%)
  • Chiến lược quản lý lưu vực dựa trên sự đa dạng của các loài thủy sản (3,8%)

SDG 15: TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐẤT LIỀN

a) Nghiên cứu về tài nguyên và môi trường trên đất liền

  • Tỷ lệ bài viết có trong 10% các bài báo hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn theo lĩnh vực của các bài viết của trường đại học (10%)
  • Số lượng xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 15 (tài nguyên và môi trường trên đất liền).  Bộ dữ liệu này bao gồm tất cả các ấn phẩm đã được lưu hành từ năm 2015 đến 2019

b) Hỗ trợ hệ sinh thái đất liền thông qua giáo dục (23%)

  • Hỗ trợ hoặc tổ chức các sự kiện nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững đất (4,6%)
  • Chính sách đảm bảo thực phẩm trong khuôn viên trường được canh tác bền vững (4,6%)
  • Duy trì và mở rộng các hệ sinh thái hiện có và tính đa dạng sinh học của chúng (4,6%)
  • Các chương trình giáo dục về hệ sinh thái động vật và thực vật cho cộng đồng địa phương hoặc quốc gia (4,6%)
  • Các chương trình giáo dục hoặc tiếp cận về quản lý bền vững đất cho nông nghiệp và du lịch (4,6%)

c) Hỗ trợ hệ sinh thái đất liền thông qua hành động (27%)

  • Chính sách bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đất gắn với trường đại học (5,4%)
  • Chính sách xác định, giám sát và bảo vệ các loài bị đe dọa do ảnh hưởng từ hoạt động của trường đại học (5,4%)
  • Đưa nội dung đa dạng sinh học địa phương trong bất kỳ quy trình lập kế hoạch và phát triển nào - ví dụ, xây dựng các tòa nhà mới (5,4%)
  • Chính sách giảm thiểu tác động của các loài ngoại lai trong khuôn viên trường (5,4%)
  • Phối hợp với cộng đồng địa phương để duy trì hệ sinh thái đất liền chung (5,4%)

d) Xử lý chất thải nguy hại với đất (23%)

  • Tiêu chuẩn chất lượng nước và các hướng dẫn về xả thải nước (7,7%)
  • Chính sách giảm rác thải nhựa trong khuôn viên trường (7,65%)
  • Chính sách xử lý chất thải nguy hại (7,65%)

 

 SDG 16: HÒA BÌNH, CÔNG LÝ VÀ CÁC THỂ CHẾ MẠNH MẼ

a) Nghiên cứu (27%)

  • Tỷ lệ bài viết có trong 10% các bài báo hàng đầu theo định nghĩa của Citescore (10%)
  • Chỉ số trích dẫn theo lĩnh vực của các bài viết của trường đại học (10%)
  • Số lượng xuất bản (7%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, dựa trên truy vấn từ khóa liên quan đến SDG 16 (hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ).  Bộ dữ liệu này bao gồm tất cả các ấn phẩm đã được lưu hành từ năm 2015 đến 2019

b) Các biện pháp quản trị trường đại học (26.6%)

  • Đại diện được bầu trong cơ quan quản lý của trường đại học (3,35%)
  • Công nhận của hội sinh viên của trường (3,35%)
  • Chính sách thu hút các bên liên quan tại địa phương (3,35%)
  • Có sự tham gia của các cơ quan đoàn thể nhà nước để thu hút các bên liên quan tại địa phương (3,35%)
  • Công bố các nguyên tắc của trường đại học về tội phạm có tổ chức, tham nhũng và hối lộ (3,35%)
  • Chính sách hỗ trợ tự do học thuật (6,6%)
  • Công bố các dữ liệu tài chính của trường đại học (3.25%)

c) Phối hợp với chính phủ (23.2%)

  • Đưa ra ý kiến tham vấn cho chính phủ (6,4%)
  • Tiếp cận và cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính và làm luật (6,4%)
  • Thực hiện nghiên cứu chính sách với sự hợp tác của các cơ quan chính phủ (6,4%)
  • Cung cấp các nền tảng trung lập và không gian “an toàn” để các bên chính trị liên quan thảo luận về các thách thức giải quyết SDG (4%)

d) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành luật và thực thi luật (23,2%)

Các trường đại học có thể hỗ trợ công lý thông qua việc cung cấp sinh viên tốt nghiệp được đào tạo phù hợp, vì vậy tỷ lệ số sinh viên tốt nghiệp ngành luật hoặc các môn chính trị dân sự chia cho tổng số sinh viên tốt nghiệp sẽ được đo lường. Dữ liệu được tính là số lượng sinh viên tốt nghiệp trong năm học gần nhất.

 

SDG 17: QUAN HỆ ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

a) Nghiên cứu (27.1%)

  • Tỷ lệ số lượng ấn phẩm học thuật đồng tác giả từ các quốc gia đang phát triển (13.55%)
  • Số lượng các ấn phẩm liên quan đến tất cả 17 SDG (13,55%)

Dữ liệu được thu thập tự động từ bộ dữ liệu Scopus của Elsevier, đã được xử lý qua Z-scoring.  Bộ dữ liệu này bao gồm tất cả các ấn phẩm đã được lưu hành trong 5 năm gần nhất.

b) Quan hệ hỗ trợ thực hiện các mục tiêu (18,5%)

  • Xây dựng chính sách thực hiện SDG với chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (3,7%)
  • Đối thoại liên ngành về SDGs với chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ (3,7%)
  • Hợp tác quốc tế để thu thập dữ liệu liên quan đến SDGs (3,7%)
  • Hợp tác quốc tế để phát triển các phương pháp hay nhất về giải quyết các SDG (3,7%)
  • Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để giải quyết các SDG thông qua các chương trình tình nguyện của sinh viên, chương trình nghiên cứu hoặc tài nguyên giáo dục (3,7%)

d) Công bố báo cáo SDG (27,2%)

THE yêu cầu các tổ chức giáo dục liệu họ có công bố dữ liệu cụ thể về việc thực hiện từng SDG trong số 17 SDG.

e) Giáo dục về các SDG (27,2%)

Chỉ số này để đánh giá cách các trường đại học đang dạy thế hệ sinh viên tiếp theo áp dụng tính bền vững trong cuộc sống của họ. THE đánh giá cam kết giáo dục có ý nghĩa về các SDGs của các tổ chức giáo dục được thực hiện trong một số chương trình hoặc trong tất cả các chương trình giảng dạy hay không.

 

Số lượt truy cập

Số lần xem các bài viết
420127