Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục được đổi tên từ ngày 05/7/2010 theo QĐ số: 1980/QĐ-TCCB của Giám đốc ĐHQGHN. Trước đây là Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo quyết định số 57/TCCB ngày 2/3/1995 của Giám đốc ĐHQGHN.
Viện là tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc ĐHQGHN, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
- Địa chỉ: Tầng 5 nhà HT1, Khu đô thị ĐHQGHN tại Hoà Lạc, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam.
- E-mail:
Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. - Website: http://infeqa.vnu.edu.vn/
- https://www.facebook.com/INFEQA/
============================================================================
Theo Quyết định số 704/QĐ-ĐHQGHN ngày 06 tháng 3 năm 2017 của Giám đốc ĐHQGHN về việc ban hành Quy định về Tổ chức và hoạt động của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục; Quyết định số 511/QĐ-ĐHQGHN ngày 02 tháng 3 năm 2022 của Giám đốc ĐHQGHN về việc điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục; Quyết định số 4748/QĐ-ĐHQGHN ngày 12/12/2023 của Giám đốc ĐHQGHN về việc thành lập Trung tâm Đào tạo trực tuyến ĐHQGHN trực thuộc Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục như sau:
CHỨC NĂNG
1, Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD), quản trị đại học, đối sánh và xếp hạng đại học, phương pháp và công nghệ giáo dục, đo lường và đánh giá giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) và phát triển giáo dục.
2, Tham mưu, tư vấn cho Giám đốc ĐHQGHN trong công tác lãnh đạo, quản lý về ĐBCLGD, đánh giá chất lượng giáo dục (ĐGCLGD) nói chung, KĐCLGD và khảo thí nói riêng, quản trị đại học, đánh giá chất lượng tổ chức giáo dục của ĐHQGHN; trong hoạt động của các ủy ban, hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực, hội nhập quốc tế về giáo dục.
3, Phối hợp với các trường đại học thành viên thuộc ĐHQGHN tổ chức đào tạo và giảng dạy sau đại học về lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục; thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng khác theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.
4) Điều phối và phối hợp hoạt động giữa các bên trong việc thống nhất, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, nội dung, phương thức đào tạo trực tuyến trong toàn ĐHQGHN.
5) Tổ chức, triển khai hoạt động đào tạo trực tuyến trên các nền tảng công nghệ được ĐHQGHN thông qua; cấp chứng chỉ, chứng nhận theo quy định của ĐHQGHN.
6) Hỗ trợ giảng viên về phương pháp và công nghệ trong đào tạo trực tuyến; phát triển nội dung đào tạo trực tuyến; phối hợp quảng bá dịch vụ đào tạo trực tuyến và hỗ trợ tuyển sinh cho các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQGHN; cung cấp dịch vụ hỗ trợ người học trong đào tạo trực tuyến.
7) Quản trị nội dung và các quy trình nghiệp vụ trên các nền tảng công nghệ phục vụ đào tạo trực tuyến (theo Quy chế phối hợp quản lý, vận hành và khai thác phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin của ĐHQGHN ban hành kèm theo Quyết định số 3018/QĐ-ĐHQGHN ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Giám đốc ĐHQGHN)
NHIỆM VỤ
1. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ
a) Nghiên cứu và triển khai các chương trình, dự án, đề tài KH&CN trong các lĩnh vực ĐBCLGD, quản trị đại học, ĐGCLGD, KĐCLGD và phát triển giáo dục.
b) Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài KH&CN các cấp theo chức năng, nhiệm vụ do ĐHQGHN giao và theo đặt hàng của các cơ quan, doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nước thuộc phạm vi lĩnh vực chuyên môn.
c) Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế về ĐBCLGD, quản trị đại học, đo lường, đánh giá giáo dục và phát triển giáo dục theo quy định của pháp luật.
d)Tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ KH&CN trong các lĩnh vựcĐBCLGD, quản trị đại học, đo lường, đánh giá giáo dục và phát triển giáo dục.
2. Tham mưu, tư vấn cho Giám đốc ĐHQGHN
a) Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục
- Là cơ quan thường trực của Hội đồng Đảm bảo chất lượng ĐHQGHN;
- Tổ chức xây dựng chiến lược, kế hoạch đảm bảo chất lượng, các văn bản quản lý về lĩnh vực công tác ĐBCLGD, ĐGCLGD nói chung, KĐCLGD và khảo thí nói riêng, các quy định và hướng dẫn sử dụng nội bộ về tiêu chí đánh giá; triển khai các giải pháp đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo trong ĐHQGHN;
- Tổ chức triển khai các hoạt động đánh giá năng lực các ứng viên phục vụ tuyển sinh và các mục đích khác theo chỉ đạo của Giám đốc ĐHQGHN;
- Điều phối các hoạt động chung về ĐGCLGD trong ĐHQGHN; tổ chức thực hiện công tác ĐBCLGD và ĐGCLGD trong ĐHQGHN; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các công tác này tại các đơn vị trong ĐHQGHN; trực tiếp tư vấn, xây dựng, giám sát triển khai các hoạt động ĐBCLGD và KĐCLGD của các khoa trực thuộc ĐHQGHN; làm đầu mối của ĐHQGHN về công tác ĐBCLGD và KĐCLGD với các đối tác trong và ngoài nước;
- Phối hợp xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng, thương hiệu của ĐHQGHN;
- Tham gia thẩm định các đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học, liên kết quốc tế trong ĐHQGHN; phối hợp với các ban chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ cương đào tạo các chương trình đào tạo trong ĐHQGHN;
- Đầu mối thu thập, xử lý thông tin xếp hạng, so chuẩn và gắn sao đại học cho ĐHQGHN và các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc.
b) Công tác quản trị đại học
- Xây dựng mô hình quản trị đại học tiên tiến; đánh giá chất lượng đơn vị, tổ chức giáo dục của ĐHQGHN;
- Phối hợp với các ban chức năng tổ chức khai thác các nguồn lực phục vụ công tác quản trị đại học; tham gia xây dựng các văn bản quản lý, điều hành của ĐHQGHN;
- Hỗ trợ các đơn vị trong ĐHQGHN ứng dụng các phương pháp quản trị đại học tiên tiến.
c) Hoạt động của các ủy ban, hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực, hội nhập quốc tế về giáo dục mà Giám đốc ĐHQGHN là thành viên
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, các hoạt động của Giám đốc ĐHQGHN trong các ủy ban, hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực, hội nhập quốc tế về giáo dục; chủ trì các hoạt động nghiên cứu, tham vấn, chuẩn bị luận cứ khoa học, thực tiễn cho các đề xuất chính sách của ĐHQGHN theo kế hoạch hoạt động của các uỷ ban, hội đồng này;
- Tham gia các hoạt động của các ủy ban, hội đồng nêu trên theo sự ủy quyền của Giám đốc ĐHQGHN;
- Đại diện ĐHQGHN trong Mạng lưới Đảm bảo chất lượng của AUN (AUN-QA); Mạng lưới chất lượng Châu Á - Thái Bình dương (APQN); Tổ chức Đảm bảo chất lượng quốc tế (INQAAHE) và những tổ chức quốc tế liên quan khác.
3. Đào tạo và bồi dưỡng
a) Phối hợp với các trường đại học thành viên trong ĐHQGHN đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục.
b) Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và cấp chứng chỉ về ĐBCLGD, ĐGCLGD, quản trị đại học và phát triển giáo dục
4. Đối sánh và xếp hạng đại học
a) Tư vấn cho Ban Giám đốc ĐHQGHN trong việc đưa ĐHQGHN tham gia vào các bảng xếp hạng đại học.
b) Đầu mối giám sát, đôn đốc, báo cáo Ban Giám đốc ĐHQGHN về việc lập và triển khai các kế hoạch liên quan đến đối sánh, xếp hạng đại học tại các đơn vị và ĐHQGHN.
c) Đầu mối liên hệ thu thập, xử lý và quản lý số liệu phục vụ đối sánh và xếp hạng đại học.
d) Triển khai các báo cáo phân tích kết quả xếp hạng và tư vấn giải pháp giữ hạng, thăng hạng cho ĐHQGHN.
đ) Triển khai một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao thứ hạng xếp hạng quốc tế của ĐHQGHN theo chỉ đạo của Ban Giám đốc.
e) Nghiên cứu, triển khai các sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ liên quan đến đối sánh và xếp hạng đại học cho các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài ĐHQGHN.
5. Hỗ trợ giảng dạy
a) Tư vấn cho Ban Giám đốc ĐHQGHN các chính sách nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên và giáo viên, khuyến khích giảng viên và giáo viên đổi mới và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực.
b) Tổ chức các hoạt động, sự kiện (hội thảo, tọa đàm, tập huấn…) về những xu thế và tiếp cận mới trong khoa học giáo dục, về công nghệ và phương pháp dạy học; phổ biến các phần mềm, hỗ trợ sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giảng viên, giáo viên; tập huấn giảng viên, giáo viên về kỹ năng sử dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến, phòng học thông minh, phòng thí nghiệm ảo… phục vụ cho việc đổi mới hoạt động dạy học.
c) Nghiên cứu, triển khai thiết kế bài giảng điện tử, sản xuất bài giảng điện tử để cung cấp và hỗ trợ giảng viên và giáo viên; kết nối toàn diện elearning với các nguồn CSDL số của ĐHQGHN.
d) Xây dựng hệ thống thu thập, ý kiến đánh giá, góp ý của giảng viên, giáo viên, người học về nội dung, phương pháp, giảng dạy, hệ thống trang thiết bị và công nghệ đang được sử dụng trong học phần.
đ) Xây dựng và giám sát việc thực hiện khung đánh giá năng lực giảng dạy (Framework for Teaching Excellence) tại ĐHQGHN.
e) Tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ giáo dục tiên tiến trong và ngoài ĐHQGHN.
6. Đầu mối tổ chức và vận hành Kênh chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp, với nhiệm vụ triển khai các chương trình, sự kiện, hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa chất lượng của các cơ sơ giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trong cả nước theo 4 trục nội dung: Đảm bảo chất lượng; Kiểm định chất lượng; Xếp hạng và đối sánh chất lượng giáo dục; Quản trị trường học. Cụ thể như sau:
a) Hình thành cộng đồng giáo dục đại học và nghề nghiệp trong cả nước, gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động quản trị nhà trường, đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng, xếp hạng và đối sánh chất lượng giáo dục;
b) Triển khai các hoạt động nghiên cứu chuyển giao các giải pháp về quản trị, đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng, xếp hạng và đối sánh chất lượng giáo dục;
c) Hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong thực hiện các mục tiêu về kiểm định chất lượng theo các quy định của pháp luật, bộ ngành liên quan;
d) Hỗ trợ các cơ sở giáo dục xây dựng và hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong;
đ) Thúc đẩy, hỗ trợ áp dụng các giải pháp khác nhau cho hoạt động quản trị tại các trường đại học và cao đẳng như: đối sánh và xếp hạng đại học, đo lường đánh giá giáo dục, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ …
7. Triển khai hoạt động đào tạo trực tuyến
a) Điều phối và phối hợp hoạt động giữa các bên
- Báo cáo ĐHQGHN (qua Ban Đào tạo và ban chức năng có liên quan) về tình hình triển khai đào tạo trực tuyến hoặc theo yêu cầu cụ thể của ĐHQGHN.
- Phối hợp với Ban Đào tạo và các đơn vị đào tạo duy trì và phát triển các học phần, chương trình đào tạo trực tuyến.
- Phối hợp với các bên liên quan để thiết lập điều khoản thỏa thuận liên quan phát triển và tổ chức chương trình giảng dạy trực tuyến, doanh thu, quản lý văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo trực tuyến.
- Triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng đối với các môn học và chương trình đào tạo trực tuyến.
- Phối hợp với Ban Đào tạo, Ban Tổ chức Cán bộ và các ban chức năng liên quan xây dựng hệ thống chính sách nhằm áp dụng và phát triển các mô hình đào tạo trực tuyến trong giáo dục đại học.
- Đề xuất các chính sách khác liên quan đến đào tạo trực tuyến.
b) Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo trực tuyến
- Thiết lập danh sách ưu tiên các học phần, chương trình đào tạo trực tuyến thông qua tư vấn của các chuyên gia và nhà quản lý.
- Tổ chức đào tạo các môn học, chương trình đào tạo trực tuyến trên các nền tảng đào tạo trực tuyến hiện đại cho các cơ sở giáo dục trong và ngoài ĐHQGHN.
- Bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của ĐHQGHN và của các tổ chức kiểm định chất lượng về đào tạo trực tuyến; tiến tới cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận theo quy định của ĐHQGHN và ủy quyền của Giám đốc ĐHQGHN. - Nhận diện và áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất trong giáo dục trực tuyến trong nước và quốc tế.
c) Hỗ trợ giảng viên trong đào tạo trực tuyến
- Tạo điều kiện để giảng viên phát triển nội dung giảng dạy trực tuyến.
- Tập huấn nâng cao năng lực giảng viên trong đào tạo trực tuyến.
- Tư vấn, hỗ trợ giảng viên trong thiết kế, xây dựng, tổ chức đào tạo học phần trực tuyến.
- Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ các cá nhân, cơ sở giáo dục đại học trong cả nước xây dựng và phát triển nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo trực tuyến.
d) Phát triển nội dung đào tạo trực tuyến
- Thiết kế, xây dựng các môn học, chương trình đào tạo trực tuyến.
- Phối hợp với các bên liên quan xây dựng học liệu số.
- Kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục có uy tín trong và ngoài ĐHQGHN để phát triển nội dung và nền tảng đào tạo trực tuyến.
đ) Quảng bá, hỗ trợ tuyển sinh
- Triển khai các hoạt động quảng bá, phổ biến và cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến cho các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN.
- Quảng bá thương hiệu Trung tâm Đào tạo trực tuyến ĐHQGHN để hoàn thành các mục tiêu tuyển sinh của ĐHQGHN và của các đơn vị.
- Thực hiện phân tích thị trường lao động để hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo trực tuyến đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
e) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ người học
- Xây dựng các dịch vụ và công cụ hỗ trợ người học trong đào tạo trực tuyến.
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn hướng nghiệp, tập huấn phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người học.
- Kết nối doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để cung cấp cơ hội thực tập, thực tế chuyên môn cho người học.
- Phát triển đội ngũ nhân sự phục vụ triển khai đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục trong cả nước.
- Giải quyết các khiếu nại của sinh viên trong quá trình tham gia đào tạo trực tuyến.
g) Quản trị nội dung và quy trình nghiệp vụ trên các nền tảng công nghệ phục vụ đào tạo trực tuyến
- Quản lý nội dung và quy trình nghiệp vụ trên nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến (VNU-LMS) và hệ thống công nghệ thông tin phục vụ đào tạo trực tuyến.
- Phát triển và chuyển giao các công cụ, giải pháp để tổ chức và tối ưu hiệu quả đào tạo trực tuyến.
h) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đào tạo trực tuyến do ĐHQGHN giao nhằm phát huy vai trò và gia tăng chỉ số ảnh hưởng xã hội của ĐHQGHN.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc ĐHQGHN giao.
Viện trưởng: Nghiêm Xuân Huy
Phó viện trưởng: Trần Thị Hoài
Phó viện trưởng: Bùi Vũ Anh
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG VÀ CHUYÊN MÔN
Phòng Quản lí khoa học và hợp tác phát triển
Phòng Nghiên cứu và quản lý đảm bảo chất lượng
Phòng Nghiên cứu quản trị đại học và đánh giá chất lượng
VNU-INFEQA