1. Nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực Đảm bảo chất lượng/ Kiểm định chất lượng đơn vị/chương trình đào tạo; xây dựng và thiết kế các bộ chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo
Viện đã thực hiện hơn 50 đề tài nghiên cứu ở các cấp khác nhau từ đề tài độc lập cấp Nhà nước đến đề tài trọng điểm, đề tài cấp ĐHQGHN, các dự án quốc gia và quốc tế. Các hướng nghiên cứu chính của Viện bao gồm:
* Nghiên cứu cơ sở khoa học của kiểm định chất lượng giáo dục;
* Nghiên cứu các cơ chế đảm bảo chất lượng trong của trường đại học;
* Nghiên cứu các cơ sở khoa học và phương pháp xếp hạng các trường đại học;
* Nghiên cứu đánh giá năng lực cá nhân nói chung và năng lực người học nói riêng;
* Nghiên cứu đánh giá hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng của giảng viên;
* Nghiên cứu đánh giá hoạt động học tập của sinh viên;
* Nghiên cứu đánh giá các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập;
* Nghiên cứu đánh giá năng lực lãnh đạo quản lý của hiệu trưởng trường đại học;
* Nghiên cứu về quản trị đại học;
* Nghiên cứu về các vấn đề và xu hướng phát triển của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.
Ngoài ra, Viện còn thực hiện các nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các tổ chức trong và ngoài nước như Intel Việt Nam, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, dự án Giáo dục Việt Nam – Hà Lan, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hàng không Việt Nam và nhiều tổ chức, nhiều trường đại học của Việt Nam.
2. Các chương trình đào tạo đã tổ chức
Đào tạo sau đại học trong nước:
* Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục;
* Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục.
Đào tạo liên kết quốc tế:
* Chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng và Tiến sĩ chuyên ngành Lãnh đạo Giáo dục liên kết với Đại học La Trobe (Australia).
3. Các khoá đào tạo/ tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ
* Các khoá tập huấn quốc gia và quốc tế về công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng trong giáo dục và quản trị đại học;
* Đào tạo, bồi dưỡng về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo đánh giá viên cho các đoàn đánh giá ngoài;
* Đào tạo, bồi dưỡng về nghiên cứu, thiết kế các loại công cụ đo lường đánh giá;
* Đào tạo, bồi dưỡng sử dụng phần mềm thống kê xã hội học SPSS trong phân tích thông tin điều tra kinh tế xã hội;
Một trong những thế mạnh nữa của Viện là tổ chức các hội thảo và seminar khoa học. Viện có quan hệ hợp tác chặt chẽ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức quốc tế (Hội đồng Anh, Chương trình Fulbright của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, v.v.) để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các lớp tập huấn về kiểm tra-đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục ở cấp quốc gia. Cho đến nay, Viện đã tổ chức thành công 12 cuộc hội thảo/hội nghị và tập huấn quốc tế. Viện đã phối hợp với Cục KT&KĐCLGD, Dự án Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cũng như các tổ chức quốc tế tổ chức thành công các hội thảo quốc gia và quốc tế như: hội thảo quốc tế về “Giáo dục đại học: chất lượng và đánh giá” (2005), “Đánh giá giảng viên: Lý luận và thực tiễn”, “Đảm bảo chất lượng: Cuộc gặp gỡ Á-Âu lần thứ nhất” (2008), “Xếp hạng các trường đại học – Xu hướng toàn cầu và các quan điểm” (tháng 11/2008); “ĐBCL trong giáo dục đại học” (2009); “Các giải pháp và kĩ năng nâng cao thứ hạng của trường đại học trong các bảng xếp hạng quốc tế” (2010); “Các xu hướng quản trị đại học: Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam” (2011), “Đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo: Cơ chế và giải pháp” (2014), Tọa đàm “Xây dựng báo cáo tự đánh giá để kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo đạt yêu cầu” (2015), Tọa đàm “Từ công nghiệp 4.0 tới giáo dục 4.0: thách thức và cơ hội” (2017) v.v.
Kết quả của các nghiên cứu khoa học của Viện đã được công bố trong 65 bài báo trong nước và quốc tế, trong đó có những bài báo quốc tế được đăng trên cơ sở dữ liệu uy tín thế giới như cơ sở dữ liệu Springer. Bên cạnh đó, Viện cũng đã có 9 đầu sách chuyên sâu về các vấn đề về ĐBCL & KĐCLGD.
Các hội thảo quốc gia và quốc tế đã tổ chức
Tọa đàm “Từ công nghiệp 4.0 tới giáo dục 4.0: thách thức và cơ hội” được tổ chức với sự phối hợp của Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN-QA) tại Hà Nội vào tháng 1/2017
Tọa đàm “Làm thế nào để xây dựng báo cáo tự đánh giá để kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đại học đạt yêu cầu?” tại Hà Nội vào tháng 11.2015
Hội thảo quốc gia về “Đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo: Cơ chế và giải pháp” được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2014
Hội thảo, tập huấn về “Chỉ số thực hiện ĐBCLGD đại học và tăng cường năng lực cho hệ thống ĐBCL của nhà trường” do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 14 và 15/10/2011
Hội thảo “Chuẩn đầu ra giáo dục đại học và đánh giá theo chuẩn đầu ra” do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Huế vào ngày 16-18/11/2011
Hội thảo “Hệ thống công cụ thông tin phản hồi kết quả giáo dục đại học” do Bộ GD&ĐT phối hợp với Dự án giáo dục đại học 2 và Viện ĐBCLGD tổ chức tại Hải Phòng vào ngày 8-10/12/2011, tại Nha Trang từ 12-14/12 và tại Vũng Tàu từ 21-23/12/2011.
Hội thảo “Các xu thế quản trị đại học: Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam”. Ngày 27/10/2011
Hội thảo “Liên kết đào tạo với đại học Hoa Kỳ: Nguyên tắc và quy trình kiểm định chất lượng” Ngày 14/12/2010, với sự tham gia thuyết trình của TS. Louise Zak, Phó Giám đốc Ủy ban Giáo dục Đại học, tổ chức Kiểm định chất lượng vùng New England (NEASC), Hoa Kỳ, chuyên gia cao cấp Fulbright thuyết trình.
Hội thảo “Liên kết đào tạo với đại học Hoa Kỳ: Nguyên tắc và quy trình kiểm định chất lượng”
Chuỗi các hội thảo về liên kết giảng dạy và nghiên cứu, xây dựng chương trình đại học theo chuẩn đầu ra và theo mô hình của Hoa Kỳ do GS. Alan Jenkins, nguyên Giáo sư của ĐH Oxford Brooks, Vương quốc Anh thuyết trình.
Hội nghị “Giải pháp và kỹ năng nâng thứ hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội trong các bảng xếp hạng Châu Á và thế giới”
Tập huấn “Các giải pháp và kỹ năng nâng thứ hạng trường đại học trong các bảng xếp hạng quốc tế”, ngày 11/6/2010, với sự tham gia của TS. Kevin John Downing, chuyên gia xếp hạng trường đại học từ ĐH thành phố Hồng Kông và bà Mok Kah Wai Mandy Alexandra, Giám đốc điều hành của QS Asia....
Hội thảo “Đảm bảo chất lượng dục giáo đại học”, ngày 19/3/2010, phối hợp cùng ĐH New South Wales, Australia tổ chức
Hội thảo “Văn hoá chất lượng và Kiểm định chất lượng”, Ngày 3/12/2009, phối hợp với Dự án giáo dục đại học 2 (HEP 2)
Hội thảo Quốc gia về “Đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học” Ngày 12/6/2009, phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Giáo dục Đại học 2 tổ chức
Hội thảo quốc tế: “Xếp hạng các trường đại học - Xu thế toàn cầu và các quan điểm”
Hội thảo "Một số vấn đề cấp bách về văn hóa giáo dục xã hội của Việt nam và Hàn Quốc" tháng 08/2008
Hội thảo "Đảm bảo chất lượng: Cuộc gặp gỡ Á - Âu lần thứ nhất" tháng 01/2008
Hội thảo quốc tế-“The Power of University Promotes A Knowlegde – Based Economy”
Hội thảo quốc tế “Đánh giá hiệu quả phương thức giảng dạy đại học: Quan điểm của Việt Nam và của Australia” tháng 3/2008, phối hợp với Đại học Monash, Austrialia
Hội thảo khoa học “Đánh giá hoạt động giảng dạy và NCKH của giảng viên: Phương pháp và công cụ”