Thông tin chung

Bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics (Webometrics Ranking of World Universities) là một hệ thống xếp hạng các trường đại học dựa trên một chỉ số tổng hợp gồm khối lượng nội dung web (mức độ ảnh hưởng của website), khả năng lan tỏa học thuật trên internet và sự xuất sắc trong nghiên cứu khoa học của một cơ sở giáo dục đại học với mục đích khuyến khích cải thiện sự hiện diện của các cơ sở giáo dục đại học trên web và thúc đẩy việc công bố các nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng website, minh bạch hoá thông tin và chia sẻ tri thức, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đại học.

Webometrics là Bảng xếp hạng tự động, đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các chỉ số về mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact), độ mở về tài nguyên học thuật (openness) trên Google Scholar, và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus (excellence) của một cơ sở giáo dục đại học và được công bố kết quả 2 đợt hàng năm vào tháng 1 và tháng 7.

Tiêu chí

Giải thích

Nguồn dữ liêu

Trọng số

Impact

(Mức độ
ảnh hưởng)

Số liên kết từ các website bên ngoài (subnet) có nguồn gốc liên kết ngược đến website của cơ sở giáo dục.

Ahrefs
 Majestic

50%

Transparency

(Độ mở
học thuật)

Số lượng trích dẫn top 210 tác giả (loại trừ top 20). Xem Transparent Ranking để biết thêm thông tin chi tiết.

Google Scholar
 Citations

10 %

Excellence

(Sự xuất sắc)

 Số lượng bài báo trong top 10% được trích dẫn nhiều nhất trong 26 ngành. Dữ liệu cho 5 năm (2015-2019)

Scimago

40 %

Tiêu chí Impact (mức độ ảnh hưởng) được đánh giá thông qua số lượng subnet trỏ về website đơn vị (dữ liệu đo từ 2 hệ thống Ahrefs và Majestic) nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của website đơn vị. Để gia tăng mức độ ảnh hưởng này, các đơn vị cần:

  • Làm giàu thông tin trên các bài đăng:
    • Công bố các sản phẩm nghiên cứu khoa học (bài báo, báo cáo hội thảo, sản phẩm hợp tác nghiên cứu chung) và sản phẩm chuyển giao lên website đơn vị.
    • Cập nhật thông tin về hoạt động hỗ trợ cộng đồng và các sản phẩm chuyển giao khoa học công nghệ dễ tiếp cận với đối tượng đại chúng.
    • Việc công bố tài nguyên số giàu thông tin về nghiên cứu khoa học sẽ hấp dẫn đối với các đơn vị nghiên cứu và cần tra cứu thông tin khác – sẽ giúp tăng ảnh hưởng website và phát triển hình ảnh đơn vị tới nhiều đối tượng trong xã hội.
    • Tích cực sử dụng sản phẩm truyền thông đa phương tiện bằng video, infographic, poster, hình ảnh đơn vị để giúp quảng bá hình ảnh trong công tác tuyển sinh và giới thiệu đơn vị.
  • Truyền thông tới các đối tác có hợp tác với đơn vị:
    • Chủ động cập nhật nhanh nhất các thông tin về hợp tác (giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao) lên website của đơn vị.
    • Thường xuyên cập nhật thông tin về hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và hợp tác đang được triển khai tới các đối tác và các nhà khoa học đang hợp tác với đơn vị nhằm giúp nhiều đối tượng tiếp cận tới thông tin của đơn vị.

Đối với tiêu chí Transparency/Openess (Độ mở học thuật) được đánh giá qua số lượng trích dẫn trên Google Scholar của các nhà khoa học của đơn vị. Google Scholar giúp cho cán bộ khoa học tham gia cộng đồng học thuật mở của thế giới dựa trên công cụ tìm kiếm Google Scholar tại địa chỉ scholar.google.com, thông qua đó, gia tăng và lan toả sự ảnh hưởng của các công bố khoa học nói riêng và cá nhân nhà khoa học nói chung tới công đồng học thuật quốc tế. Hồ sơ công bố của một tác giả trên Google Scholar lưu toàn bộ danh sách các bài báo/tài liệu công bố của tác giả đó được Google Scholar lập chỉ mục. Hồ sơ này cho phép các tác giả theo dõi các trích dẫn đến bài viết của họ cũng như các chỉ số h-index, i10-index, ... Nếu hồ sơ được đặt ở chế độ công khai, người khác có thể tìm kiếm và xem hồ sơ của tác giả. Cụ thể:

  • Việc cập nhật hồ sơ và công bố khoa học trên Google Scholar giúp hệ thống hóa các sản phẩm công bố khoa học của bản thân nhà khoa học trên Google Scholar, thông qua đó, thuận lợi hơn cho công đồng học thuật trong tìm kiếm công bố khoa học theo tác giả và lĩnh vực công bố khoa học chính.
  • Đặc biệt, đối với cán bộ khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), cập nhật hồ sơ, công bố khoa học và xác thực bằng email của ĐHQGHN (@vnu.edu.vn) giúp tăng cường ảnh hưởng uy tín học thuật của ĐHQGHN tới cộng đồng học thuật quốc tế.
  • Ngoài ra, sau khi cập nhật hồ sơ trên Google Scholar, các công bố khoa học trên hệ thống trực tuyến sẽ tự động cập nhật của hồ sơ của nhà khoa học, giúp cho cộng đồng học thuật, xã hội trong nước và quốc tế dễ dàng tiếp cận sản phẩm khoa học, qua đó, gia tăng cơ hội được trích dẫn của từng công bố, làm tăng chỉ số tác động của công bố khoa học.
  • Ngoài ra, hồ sơ trên Google Scholar là một công cụ góp phần đánh giá khách quan chất lượng nghiên cứu khoa học và năng suất công bố khoa học của nhà khoa học và cộng đồng khoa học tại ĐHQGHN.
  • Để cập nhật và hoàn thiện hồ sơ nhà khoa học của ĐHQGHN, Viện ĐBCLGD đã xây dựng hướng dẫn đăng ký hồ sơ nhà khoa học trên Google Scholar (chi tiết tại đây).

Thời gian thu thập dữ liệu

Dữ liệu sẽ được cập nhật tự động vào trong khoảng thời gian 1 tháng trước mỗi kỳ xếp hạng, vì thế, các đơn vị cần chủ động thường xuyên cập nhật.

Thời gian công bố kết quả xếp hạng

Kết quả xếp hạng được công bố 2 đợt trong năm vào đầu tháng 1 và đầu tháng 7.

Số lượt truy cập

  • Số lượt xem 468035