hoi dong V

I. KINH NGHIỆM TRONG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI ĐHQGHN

1. Các hoạt động xây dựng, triển khai áp dụng các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đơn vị/ chương trình đào tạo

Với tư cách là đầu mối nghiên cứu, đề xuất, từ khi thành lập đến nay, Viện ĐBCLGD đã tham mưu cho Giám đốc ĐHQGHN ban hành nhiều văn bản quản lý cấp ĐHQGHN. Trong đó có những văn bản quan trọng như:

Quy định về kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục trong ĐHQGHN;

Tiêu chuẩn KĐCL trường thành viên và khoa trực thuộc ĐHQGHN;

Tiêu chuẩn KĐCL chương trình giáo dục trong ĐHQGHN;

Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn KĐCL giáo dục trường thành viên và khoa trực thuộc ĐHQGHN;

Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn KĐCL chương trình giáo dục trong ĐHQGHN;

Hướng dẫn tự đánh giá (TĐG) chất lượng giáo dục trường thành viên và khoa trực thuộc ĐHQGHN;

Hướng dẫn TĐG chất lượng chương trình giáo dục trong ĐHQGHN;

Hướng dẫn đánh giá ngoài trường thành viên và khoa trực thuộc ĐHQGHN;

Hướng dẫn đánh giá ngoài chương trình giáo dục trong ĐHQGHN;

2. Các hoạt động xây dựng các bộ chỉ số đánh giá chất lượng

Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên sau đại học và bộ chỉ số  lấy ý kiến phản hồi của học viên sau đại học;

Chuẩn hoá bộ chỉ số lấy ý kiến phản hồi của sinh viên hệ đại học;

Bộ chỉ số giảng viên tự đánh giá; Bộ chỉ số cán bộ tự đánh giá

Bên cạnh các văn bản trên, Viện ĐBCLGD là chủ trì đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN: Cơ sở khoa học, thực tiễn và các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của cán bộ công chức, viên chức Đại học Quốc gia Hà Nội” trong đó nội dung quan trọng là xây dựng, cung cấp các chỉ số đo lường và đánh giá định lượng về thái độ và hành vi làm việc của cán bộ công chức, viên chức ĐHQGHN. Các chỉ số đo này được thích ứng với môi trường quản lý của các cơ sở giáo dục công lập ở Việt Nam. Các chỉ số đánh giá này là những bước phát triển mở rộng của hình thức Thẻ Báo cáo mà Ngân  hàng Thế giới đã thí điểm nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam cho các cơ quan chính quyền. Các công cụ đo này sẽ là những công cụ đầu tiên ở Việt Nam đo lường thái độ và hành vi của viên chức sự nghiệp

  Viện ĐBCLGD cũng nghiên cứu đề xuất các tiêu chí ngành và chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế để tích hợp trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN.

3. Tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng, duy trì hoạt động kiểm định chất lượng/ đánh giá chất lượng

3.1. Củng cố hệ thống ĐBCL và tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác ĐBCL

Việc củng cố hệ thống ĐBCL và tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác ĐBCL trong ĐHQGHN được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tính đến thời điểm hiện tại 06 trường đại học thành viên và 03 khoa trực thuộc đều đã thành lập Trung tâm/Phòng/Bộ phận ĐBCL. Các hoạt động ĐBCL đã đi vào nề nếp, ổn định thường xuyên.

3.2. Kiểm định chất lượng

Kiểm định chất lượng chương trình: Công tác KĐCL các chương trình giáo dục theo tiêu chuẩn KĐCL của ĐHQGHN và của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) đã và đang được triển khai tăng cường trên diện rộng. Cụ thể  như sau: 

- Kiểm định chất lượng chương trình theo tiêu chuẩn AUN: 02 chương trình đã được cấp chứng nhận KĐCL của AUN. Hiện tại, các đơn vị thuộc ĐHQGHN đang tiếp tục hoàn tất công tác chuẩn bị để KĐCL các chương trình khác, dự kiến trong năm 2012 sẽ tiếp tục KĐCL 03 chương trình;

- Kiểm định chất lượng chương trình theo tiêu chuẩn của ĐHQGHN: Đã có 05 chương trình được tiến hành kiểm định chất lượng và được cấp chứng chỉ của ĐHQGHN;

- Kiểm định chất lượng các chương trình không thuộc nhiệm vụ chiến lược (đơn vị tự tổ chức đánh giá chất lượng).

 Kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo

- Kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo theo tiêu chuẩn của ĐHQGHN: Toàn bộ các Trường thành viên đã tiến hành kiểm định chất lượng chu kỳ 1, đến nay, tiếp tục tiến hành KĐCL chu kỳ 2 theo các tiêu chuẩn mới.

- Kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT: Thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện đã hướng dẫn, tư vấn cho các trường thành viên hoàn thành việc tự đánh giá theo đúng kế hoạch.

3.3. Đánh giá chất lượng

Tiến hành các hoạt động khảo sát, điều tra, lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan: Viện đã tham mưu cho ĐHQGHN ban hành văn bản hướng dẫn, các mẫu phiếu khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan, đồng thời tổ chức nhiều đợt tập huấn về quy trình và công cụ điều tra khảo sát, tư vấn triển khai thực tế việc khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng liên quan về hoạt động giảng dạy của giảng viên, chương trình, về chất lượng phục vụ, chất lượng đào tạo, tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp.

II. KINH NGHIỆM TRONG CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHO CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC NGOÀI ĐHQGHN

Đối với các hoạt động bên ngoài ĐHQGHN, Viện đã đi tiên phong trong hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về KĐCL cho các trường đại học, cao đẳng cả nước. Viện là đơn vị chủ chốt hỗ trợ Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Giáo dục (KT&KĐCLGD), Bộ GD&ĐT biên soạn các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, các tài liệu hướng dẫn công tác tự đánh giá trong các trường đại học và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các bậc học phổ thông. Viện đã đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác ĐBCL & KĐCL cho các cán bộ chuyên trách ĐBCL của các Bộ như Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo. Viện hỗ trợ Bộ GD&ĐT và Dự án GDĐH Việt Nam - Hà Lan đào tạo nhân lực cho 5 Trung tâm ĐBCL của 3 đại học vùng và 2 trường đại học (ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh và Trường ĐH Cần Thơ). Viện đã cử chuyên gia tham gia đánh giá ngoài để KĐCL cho nhiều trường đại học của Việt Nam.

Có thể nói, Viện ĐBCLGD đã đóng góp đáng kể cho hoạt động công tác ĐBCL và KĐCL bên trong cũng như bên ngoài ĐHQGHN.

VNU-INFEQA

Số lượt truy cập

  • Số lượt xem 486606