Vào hai ngày 28/06/2023 và 03/08/2023 đã diễn ra phiên làm việc giữa dự án Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER) và Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) với chủ đề: “Phát triển hệ thống Đảm bảo chất lượng bên trong và giới thiệu các công cụ Đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến”.

e60c6a26f5a226fc7fb3
 
 TS. Trần Thị Hoài – Phó Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục phát biểu tại Phiên làm việc
 
Phiên làm việc do Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD), ĐHQGHN chủ trì và phối hợp cùng dự án PHER tổ chức. Tham gia phiên làm việc có Ban Lãnh đạo Viện ĐBCLGD, chuyên viên, nghiên cứu viên của Viện, cán bộ phụ trách công tác Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) tại các đơn vị thành viên, trực thuộc và các giảng viên đang trực tiếp xây dựng các học phần trực tuyến của ĐHQGHN. Phiên làm việc là một trong số các hoạt động trong hợp phần của dự án PHER hỗ trợ các đại học trên phương diện quản trị, thông qua giới thiệu, hỗ trợ xây dựng, triển khai các phương thức, mô hình, công cụ quản trị hiện đại, hiệu quả; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho các cấp lãnh đạo và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản trị với những lãnh đạo đại học trên thế giới.
 
Phát biểu khai mạc, ông Bùi Vũ Anh – Phó Viện trưởng Viện ĐBCLGD, ĐHQGHN cho biết, đây là dự án hết sức ý nghĩa và là cơ hội giúp ba đại học của Việt Nam trong đó có ĐHQGHN hiện thực hoá bốn mục tiêu quan trọng bao gồm: Đổi mới quản trị đại học; Nâng cao chất lượng giảng dạy; Tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; và Thúc đẩy liên kết đại học - doanh nghiệp, góp phần tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ cho đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong những năm tới.
 
74d06679d6f905a75ce8
 
TS. Bùi Vũ Anh – Phó Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục phát biểu tại Phiên làm việc
 
Dự án PHER đã mời hai chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đảm bảo chất lượng. Chuyên gia đến từ trường Đại học Indiana, Hoa kỳ, TS.Victor Borden. Tiến sĩ là chuyên gia về lĩnh vực Giáo dục Đại học tại Đại học Indiana Bloomington, Hoa Kỳ. Tiến sĩ là cố vấn học thuật cao cấp cho Dự án PHER do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ tại Việt Nam. Chuyên gia vùng, bà Chita Pijano là chuyên gia tư vấn độc lập và là Chủ tịch của Hội đồng tư vấn cho Tổ chức Chất lượng Quốc tế Kiểm định Giáo dục Đại học. Bà là giảng viên có kinh nghiệm quốc tế và đã điều hành nhiều chương trình đạo tạo liên quan Kiểm định và Đảm bảo Chất lượng giáo dục đại học quốc tế.
 
43a16f80f004235a7a15
 
TS. Victor Borden, chuyên gia đến từ trường Đại học Indiana, Hoa kỳ phát biểu tại Phiên làm việc
 
2931f93a48ba9be4c2ab
Bà Chita Pijano - Chuyên gia tư vấn độc lập, Chủ tịch của Hội đồng tư vấn cho Tổ chức Chất lượng Quốc tế Kiểm định Giáo dục Đại học phát biểu tại Phiên làm việc
 
Mục tiêu của phiên làm việc nhằm xem xét và góp ý về chính sách ĐBCL của ĐHQGHN và các trường thành viên về quy trình và công cụ ĐBCL bên trong của ĐHQGHN. Giới thiệu bức tranh toàn cảnh của ASEAN và cập nhật những phát triển mới trong vùng: Khung Đảm bảo Chất lượng khu vực ASEAN (AQAF) và Khung Tham Chiếu Chất lượng ĐNA (AQRF). Giới thiệu các phương pháp và công cụ đánh giá và đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo trực tuyến. Hỗ trợ rà soát, góp ý chỉnh sửa tài liệu hoặc quy trình áp dụng trong hoạt động ĐBCL.
 
Sau những trao đổi và chia sẻ những thực hành tốt về công tác ĐBCL tại Hoa Kỳ và khu vực Đông Nam Á. Dự án sẽ tiếp tục làm việc với Viện ĐBCLGD để tiến tới xây dựng một công cụ về ĐBCL và áp dụng thực tế tại ĐHQGHN.
 
11d78dfd1279c1279868

Dự án PHER (tên đầy đủ là Partnership for Higher Education Reform) nằm trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục đại học của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, là sáng kiến kéo dài 5 năm từ 2022 đến 2026 nhằm nâng cao năng lực để 3 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Việt Nam phát triển bền vững và tự chủ hơn trong các lĩnh vực quản trị, đào tạo, nghiên cứu và kết nối với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAUD) tài trợ theo hình thức hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại và giao cho Đại học Indiana, Hoa Kỳ làm đơn vị thực hiện dự án. 
 
VNU INFEQA - Media

Số lượt truy cập

  • Số lượt xem 485237