1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Chi Lan                           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/11/1972                                                  

4. Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2363/QĐ-ĐT, ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Tác động của yêu cầu từ người sử dụng lao động đến chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế (Nghiên cứu trường hợp tại một số trường được chọn tại thành phố Hồ Chí Minh)

8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục                   

9. Mã số: 62140120

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết; TS. Hoàng Thị Xuân Hoa

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Yêu cầu của người sử dụng lao động tác động trực tiếp đến chương trình đào đạo đưa đến kết quả thay đổi cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo. Ngoài ra, một phát hiện từ nghiên cứu là yêu cầu của người sử dụng lao động có tác động gián tiếp mang tính tích cực đến các yếu tố bên trong nhà trường như: yêu cầu của khoa học chuyên ngành, định hướng phát triển của nhà trường, đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất. Tuy nhiên, sự thay đổi chương trình đào tạo theo xu hướng cấu trúc nhiều hơn là nội dung, điều này cho thấy chương trình đào tạo chỉ chú trọng đến tăng giảm khối lượng kiến thức, chưa quan tâm đến tăng cường kỹ năng cho người học. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế ở trường ngoài công lập chịu tác động nhiều hơn ở trường công lập.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Nghiên cứu này giúp các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà quản lý, các giảng viên có cái nhìn toàn diện về phương pháp tiếp cận và đo lường những nhân tố tác động đến chương trình đào tạo hiện nay. Đây là điều kiện cần thiết để thay đổi và phát triển chương trình đào tạo tiếp cận yêu cầu người sử dụng lao động. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để các trường đại học định hướng phát triển chương trình tiếp cận yêu cầu của người sử dụng lao động.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Việc nghiên cứu thay đổi chương trình đào tạo theo yêu cầu người sử dụng lao động cần được mở rộng phạm vi nghiên cứu một số ngành khác.

- Số lượng mẫu không lớn, nên việc phân tích bốc tách theo từng ngành còn hạn chế.

- Tìm hiểu và mở rộng địa bàn nghiên cứu thuộc các khu vực khác thành phố Hồ Chí Minh.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

-      Lê Chi Lan (2012), "Thay đổi nội dung chương trình đào tạo đại học theo yêu cầu tuyển dụng phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục", Tạp chí Khoa học Giáo dục (86), tr. 26-28.

-      Lê Chi Lan (2013), "Đánh giá chương trình đào tạo theo yêu cầu của người sử dụng lao động", Tạp chí Khoa học Giáo dục (305), tr. 29-30.

-      Lê Chi Lan (2013), "Một số nhân tố hình thành mối quan hệ giữa yêu cầu của người sử dụng lao động với chương trình đào tạo", Tạp chí Khoa học Giáo dục (94), tr. 21-23.

-      Hoàng Thị Xuân Hoa, Lê Chi Lan (2013), "Điều chỉnh chương trình đào tạo khối ngành kinh tế theo yêu cầu của người sử dụng lao động", Tạp chí Giáo dục (319), tr. 11-13.

-      Nguyễn Kim Dung, Lê Chi Lan (2013), "Tác động từ yêu cầu của người sử dụng lao động đến chương trình đào tạo khối ngành kinh tế: Cơ sở khoa học để xác định các tiêu chí đánh giá", Tạp chí Giáo dục (324), tr. 32-34.

-      Phạm Văn Quyết, Lê Chi Lan (2014), “Mối quan hệ giữa yêu cầu của người sử dụng lao động và chương trình đào tạo đại học – Hướng nghiên cứu và mô hình phân tích”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (103), tr. 30-33.

-      Lê Chi Lan (2014), "Đổi mới giáo dục và đào tạo tiếp cận yêu cầu người sử dụng lao động trong xu thế phát triển giáo dục đại học”, Tạp chí Đại học Sài Gòn (20), tr 47-56.

-      Lê Chi Lan (2014), "Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo tiếp cận yêu cầu người sử dụng lao động: Một số biện pháp đảm bảo chất lượng”, Tạp chí Giáo dục (340), tr 9-16.

-      Lê Chi Lan (2014), “Một số tác động từ yêu cầu của người sử dụng lao động đến chương trình đào tạo đại học khối ngành kinh tế”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (110), tr. 27-29.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

Số lượt truy cập

  • Số lượt xem 485491