Viện ĐBCLGD - Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục thông báo tuyển dụng viên chức năm 2019


Căn cứ Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2019 của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (Viện) đã được Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) phê duyệt, Viện ĐBCLGD thông báo tuyển dụng như sau:

  1. I. Các vị trí việc làm cần tuyển dụng:

TT

Vị trí

Số lượng

Mô tả công việc

Tiêu chuẩn tuyển dụng

1

Kế toán viên

01

Thực hiện các công việc kế toán:

-     Kiểm soát thu – chi tài chính của Viện: hạch toán, kiểm toán hồ sơ chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.

-     Lập Kế hoạch ngân sách hàng năm.

-     Lập dự toán kinh phí tổng hợp trong năm, dự toán chi tiết các nhiệm vụ của phòng HC-TH.

-     Lập hồ sơ dự toán thầu.

-     Lập báo cáo tài chính Quý, Năm.

-     Thanh quyết toán các nhiệm vụ phát sinh.

-     Theo dõi hóa đơn đầu ra, kê khai báo cáo hoạt động dịch vụ phát sinh hàng quý báo cáo cơ quan thuế quản lý trực tiếp Viện.

-     Quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN hàng năm của Viện. Xử lý các công việc phát sinh liên quan đến thuế.

-     Lập và theo dõi chứng từ theo quy định để giao dịch, làm việc với kho bạc, ngân hàng về việc thanh quyết toán các nhiệm vụ phát sinh, lương, BHXH, Công đoàn, thuế trong năm của Viện

-     Theo dõi và thanh toán theo quy định hiện hành khi phát sinh mua sắm tài sản, trích khấu hao, hao mòn TSCĐ hàng năm của Viện.

-     Theo dõi và hạch toán kế toán công nợ phát sinh trong đơn vị và ngoài đơn vị thường xuyên trong năm.

- Tốt nghiệp bậc Cử nhân trở lên đạt loại Khá trở lên chuyên ngành Kế toán tại CSGD có uy tín

- Có chứng chỉ Kế toán trưởng

- Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014.

- Có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm làm việc tại vị trí kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực Đảm bảo chất lượng, Kiểm định chất lượng giáo dục. - Xử lý tốt số liệu kế toán, làm báo cáo tài chính, báo cáo phục vụ kiểm toán, có khả năng lập các hồ sơ dự toán thầu

- Tiếng Anh  trình độ B1 (CERF) trở lên.

2

Chuyên viên Hành chính tổng hợp

01

    Công tác hành chính, tổng hợp, kế hoạch:

-       Xây dựng lịch công tác tuần của Viện, theo dõi và nhắc lịch tuần và tháng của ĐHQGHN có liên quan đến Viện.

-       Theo dõi kiểm tra, đánh giá triển khai thực hiện các quy chế của Viện.

-       Soạn thảo các văn bản hành chính theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị.

-       Thực hiện công tác thống kê; đầu mối tổng hợp các số liệu thống kê.

-       Tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm của Viện, các báo cáo phục vụ triển khai nhiệm vụ ĐHQGHN giao, báo cáo giao ban.

-       Xây dựng báo cáo tổng kết năm.

-     Theo dõi và thực hiện báo cáo trên phần mềm kế hoạch của ĐHQGHN.

    Công tác Thanh tra pháp chế:

-       Tham mưu tư vấn cho Ban Lãnh đạo về công tác thanh tra, pháp chế.

-       Phổ biến các văn bản của Nhà nước, của ĐHQGHN cho viên chức, người lao động Viện.

-       Xây dựng văn bản quản lý nội bộ về công tác TT&PC.

-       Kiểm tra các đơn vị thực hiện quy định về công tác ĐBCL của ĐHQGHN.

-       Thực hiện các báo cáo định kỳ của công tác thanh tra, pháp chế

-       Rà soát và báo cáo ĐHQGHN các văn bản, quy định do Viện ban hành hoặc làm đầu mối soạn thảo.

-        Theo dõi và hỗ trợ các phòng chức năng, phòng chuyên môn về mặt pháp chế trong quá trình soạn thảo ban hành văn bản, quy định.

-        Đầu mối thẩm định các văn bản quản lý điều hành, các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Viện.

Đầu mối thực hiện giải quyết đơn thư, khiếu nại.

   Công tác tổ chức cán bộ:

- Tham mưu, tư vấn pháp lý cho Ban Lãnh đạo Viện về công tác tổ chức cán bộ.

- Rà soát, thực hiện quy trình, thủ tục nâng lương, nâng lương trước hạn, nâng ngạch, chuyển ngạch.

- Thực hiện các quy trình,  thủ tục tiếp nhận, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, chấm dứt hợp đồng lao động.

- Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

- Quản lý hồ sơ viên chức, người lao động theo quy định.

- Thực hiện các chế độ cho người lao động: bảo hiểm xã hội, chế độ phụ cấp, chế độ nghỉ phép...

   Công tác Đảng vụ:

-       Thực hiện các báo cáo liên quan đến công tác đảng.

-       Thực hiện quản lý thu chi tài chính đảng, và các báo cáo liên quan đến tài chính đảng.

-       Quản lý hồ sơ đảng viên và các hồ sơ nhiệm vụ đảng.

-    Thực hiện các khâu hậu cần để tổ chức các cuộc họp chi bộ, hội nghị tổng kết năm và các hội nghị khác...

Công tác Thi đua khen thưởng

- Theo dõi và cập nhật hệ thống văn bản về công tác thi đua khen thưởng.

- Làm các báo cáo thi đua khen thưởng.

- Chuẩn bị hồ sơ bình xét thi đua khen thưởng.

- Lưu trữ và cập nhật hồ sơ, dữ liệu thi đua khen thưởng.

    Các công việc khác do Ban Lãnh đạo Viện và Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp phân công

- Tốt nghiệp bậc Cử nhân loại Khá trở lên chuyên ngành quản trị văn phòng, hành chính văn phòng, nhân sự…

- Có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm làm việc ở vị trí hành chính tổng hợp, kế hoạch, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng và xử lý các công văn, giấy tờ...

- Có hiểu biết về hệ thống văn bản pháp luật.

- Có kinh nghiệm xây dựng các loại báo cáo.

- Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014.

- Tiếng Anh  trình độ B1 (CERF) trở lên.

3

Chuyên viên phụ trách Văn thư – Lưu trữ, Lễ tân kiêm Thủ quỹ

01

    Công tác văn thư lưu trữ:

-     Quản lý văn bản đi, văn bản đến.

-     Số hóa văn bản trên hệ thống điều hành của Viện.

-     Chỉnh lý và lưu trữ văn bản.

-     Tham gia xây dựng, cập nhật các văn bản hành chính tại đơn vị.

-     Quản lý và sử dụng con dấu của Viện.

    Công tác Lễ tân:

-     Phục vụ lễ tân trong các sự kiện của Viện.

-     Phục vụ các cuộc họp thường xuyên và đột xuất của Viện.

-     Phối hợp với Công đoàn thực hiện công tác hiếu, hỉ, thăm hỏitheo quy chế.

Đầu mối đặt ăn trưa cho cán bộ và thanh toán kinh phí chi thường xuyên hàng tháng theo đúng quy định.

   Công tác Thủ quỹ:   

-  Quản lý quỹ tiền mặt của cơ quan.

-   Hỗ trợ thanh quyết toán nhiệm vụ của các phòng chuyên môn.

    Hỗ trợ công tác kế toán:

- Hỗ trợ kế toán trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất, thanh quyết toán cuối quý và cuối năm.

   Các công việc khác do Ban Lãnh đạo Viện và Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp phân công.

- Tốt nghiệp bậc Cử nhân loại Khá trở lên chuyên ngành văn thư – lưu trữ, nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác như: quản lý giáo dục, lưu trữ - hành chính văn phòng, nhân sự… thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng bổ sung kiến thức nghiệp vụ văn thư.

- Có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm làm việc liên quan đến công tác văn thư – lưu trữ, lễ tân và  kinh nghiệm tối thiểu 01 năm liên quan đến công tác thủ quỹ.

- Có hiểu biết về hệ thống văn bản pháp luật.

- Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014.

- Tiếng Anh trình độ B1 (CERF) trở lên.

4

Nghiên cứu viên Nghiên cứu hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong

01

-     Thực hiện các dự án, đề tài KHCN trong các lĩnh vực ĐBCLGD.

-     Nghiên cứu các giải pháp ĐBCLGD trong trường đại học nhằm đáp ứng các tiêu chí đánh giá (trong nước và quốc tế) cho các chương trình đào tạo và đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN.

-     Nghiên cứu, xây dựng các báo cáo thường niên về nhận diện và định vị hoạt động ĐBCLGD tại ĐHQGHN trên cơ sở đối sánh với các khung chuẩn chất lượng giáo dục.

-           Triển khai theo dõi các công tác của phòng trong việc thực hiện hoạt động liên quan tới KĐCL và đánh giá chất lượng (ĐGCL).

-     Hỗ trợ các đơn vị trong ĐHQGHN trong việc chuẩn bị các hoạt động kiểm định, ĐGCL giáo dục.

-     Tham gia các hoạt động đào tạo liên quan đến lĩnh vực đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng

-     Nghiên cứu, tư vấn về phát triển CTĐT, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá trong giáo dục.

     Các công việc khác do Ban lãnh đạo Viện và Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp phân công

- Tốt nghiệp Thạc sỹ đạt loại Giỏi trở lên (hoặc Tiến sĩ) ở các CSGD có uy tín, thuộc ngành/chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Quản lý giáo dục, Giáo dục quốc tế và so sánh, Xã hội học, Tâm lý học, Ngoại ngữ (Ngôn ngữ Anh), Sư phạm Toán, Thống kê, Khoa học máy tính, Công nghệ Thông tin.

- Có năng lực nghiên cứu, có bài viết công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có mã số chuẩn ISSN hoặc chương sách xuất bản có mã số chuẩn ISBN.

- Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014.

- Tiếng Anh trình độ B2 (CERF) trở lên.

5

Chuyên viên điều phối hoạt động Đảm bảo chất lượng và Kiểm định chất lượng giáo dục

01

    Điều phối hoạt động ĐBCL và KĐCLGD:

-     Lập kế hoạch và điều phối hoạt động ĐBCL và KĐCLGD.

-     Lập các báo cáo kết quả công tác ĐBCLGD và KĐCLGD.

-     Đầu mối thu thập thông tin cơ sở dữ liệu ĐBCL, KĐCL và các dữ liệu khác phục vụ cho việc nghiên cứu và quản lý ĐBCL trong phòng.

-     Theo dõi đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch ĐBCL, KĐCL; đôn đốc, theo dõi việc nộp báo cáo tự đánh giá của các đơn vị trong các đợt KĐCLGD.

-     Đầu mối theo dõi và tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá chất lượng đồng cấp nội bộ trong ĐHQGHN.

-     Đầu mối tổ chức Hội nghị giao ban công tác đảm bảo chất lượng trong ĐHQGHN.

-     Đầu mối tổ chức Họp Hội đồng đảm bảo chất lượng trong ĐHQGHN.

-           Đầu mối tổ chức thẩm định, đánh giá và góp ý cho các báo cáo tự đánh giá của đơn vị.

    Tham gia điều phối các hoạt động hành chính của Phòng:

-     Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng báo cáo thường niên về tình trạng việc làm của người học trong ĐHQGHN.

-     Xây dựng các báo cáo về ĐBCLGD cấp ĐHQGHN theo định kỳ.

-     Làm đầu mối nhiệm vụ thẩm định và chấm điểm thi đua về công tác ĐBCL ở các đơn vị trong ĐHQGHN.

-           Thực hiện các hoạt động thanh, quyết toán liên quan đến các nhiệm vụ của phòng.

-     Quản lý hồ sơ, văn bản liên quan đến mảng công tác của phòng.

     Các công việc khác do Ban lãnh đạo Viện và Trưởng phòng Nghiên cứu và Quản lý ĐBCL

- Tốt nghiệp bậc Cử nhân loại Khá trở lên chuyên ngành Quản lý giáo dục, quản trị trường học, đo lường và đánh giá trong giáo dục… (ưu tiên có bằng Thạc sỹ trở lên).                                

- Có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về công tác ĐBCL trong các trường đại học.

- Có khả năng lập kế hoạch công tác, tổng hợp và xử lý các công văn, giấy tờ…,

- Hiểu biết về hệ thống văn bản pháp luật về công tác ĐBCL và KĐCLGD. - Có kinh nghiệm xây dựng các loại báo cáo về công tác ĐBCL và KĐCLGD.

- Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014.

- Có chứng chỉ về Tự đánh giá và Viết báo cáo tự đánh giá cấp chương trình đào tạo và/hoặc cơ sở giáo dục.

- Tiếng Anh  trình độ B1 (CERF) trở lên.

6

Chuyên viên điều phối hoạt động quản trị đại học, phát triển giáo dục trong ĐHQGHN

01

-     Hỗ trợ lãnh đạo phòng trong việc xây dựng kế hoạch công tác của Phòng.

-           Đầu mối thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về xếp hạng, công bố/ bài báo, so chuẩn và gắn sao đại học, đánh giá chất lượng đơn vị, tổ chức giáo dục và các dữ liệu khác phục vụ cho việc nghiên cứu của phòng.

-     Đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị trong việc gửi dữ liệu phục vụ xếp hạng và đánh giá chất lượng.

-       Soạn thảo văn bản: Công văn triển khai nội dung công việc trong lĩnh vực xếp hạng đại học, đánh giá chất lượng và quản trị đại học gửi các đơn vị trong ĐHQGHN; Tờ trình lãnh đạo Viện, lãnh đạo ĐHQGHN xin lý kiến triển khai nội dung công việc hoặc các vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực xếp hạng đại học, đánh giá chất lượng và quản trị đại học gửi các đơn vị trong ĐHQGHN.

- Xây dựng dự toán các nhiệm vụ của Phòng và thực hiện công tác thanh quyết toán; Xây dựng hồ sơ nhiệm vụ cho các nhiệm vụ của Phòng thuộc các lĩnh vực xếp hạng đại học, quản trị đại học và đánh giá chất lượng.

- Tốt nghiệp bậc Cử nhân loại Khá trở lên chuyên ngành quản lý giáo dục, đo lường và đánh giá trong giáo dục, khối ngành sư phạm (Tiếng Anh, Văn học…) (ưu tiên có bằng Thạc sỹ trở lên).

- Có kinh nghiệm 03 năm làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học.

- Có khả năng lập kế hoạch công tác, tổng hợp và xử lý các công văn, giấy tờ…

- Hiểu biết về hệ thống văn bản pháp luật về công tác quản trị đại học và phát triển giáo dục.

- Có kinh nghiệm xây dựng các loại báo cáo tổng hợp.

- Có chứng chỉ về Tự đánh giá và Viết báo cáo tự đánh giá cấp chương trình đào tạo và/hoặc cơ sở giáo dục.

- Có kinh nghiệm/ được đào tạo/ tập huấn về quản trị đại học và/hoặc phát triển giáo dục.

- Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014.

- Tiếng Anh  trình độ B1 (CERF) trở lên.

7

Chuyên viên hợp tác phát triển, truyền thông

01

   Nhóm công việc về hợp tác và phát triển:

- Đầu mối thực hiện thủ tục đi công tác trong nước và công tác nước ngoài cho Ban Lãnh đạo Viện, cán bộ Viện

- Kết nối, khai thác, tổ chức triển khai các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về ĐBCLGD, KĐCLGD, đo lường đánh giá, quản trị đại học và nghiên cứu phát triển giáo dục cho các đối tác trong và ngoài ĐHQGHN

- Thực hiện các giao dịch đối ngoại, hợp tác thường xuyên với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực ĐBCLGD (như AUN-QA, QS, THE, Webometrics …)

- Thực hiện các giao dịch hợp tác thường xuyên với các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực ĐBCLGD tại Việt Nam

- Nghiên cứu, tìm kiếm, xúc tiến các cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực ĐBCLGD

   Nhóm công việc truyền thông:

- Tham gia quản trị website và các kênh truyền thông khác của Viện

- Phối hợp với các bộ phận chức năng của Viện lên kế hoạch, ý tưởng truyền thông, nâng cao hình ảnh của Viện

    Nhóm công việc phối hợp với các phòng chuyên môn:

- Phối hợp với các phòng chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn: tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo; hợp tác nghiên cứu trong nước, hợp tác nghiên cứu quốc tế; công tác ĐBCLGD, KĐCLGD cấp chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục ...

- Tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học.

- Tốt nghiệp bậc Cử nhân loại Khá trở lên với chuyên ngành thông tin đối ngoại, xã hội học, quan hệ quốc tế…. (ưu tiên có bằng Thạc sỹ trở lên).

- Có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập về công tác quản lý khoa học và đào tạo, truyền thông và hợp tác phát triển.

- Có khả năng lập kế hoạch công tác, tổng hợp và xử lý các công văn, giấy tờ…

- Hiểu biết về hệ thống văn bản pháp luật về công tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác hợp tác phát triển.

- Có kinh nghiệm xây dựng các loại báo cáo tổng hợp.

- Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014.

- Tiếng Anh  trình độ B2 (CERF) trở lên.

Tổng

07 vị trí

  1. Về điều kiện đăng ký dự tuyển

Người đăng ký tuyển dụng viên chức phải đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời người đăng ký tuyển dụng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn ban hành trong Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động trong ĐHQGHN được ban hành kèm theo Quyết định số 3768/QĐ-ĐHQGHN ngày 22/10/2014 của Giám đốc ĐHQGHN.

III. Hồ sơ đăng ký tuyển dụng viên chức, nhận hồ sơ và lệ phí tuyển dụng

  1. Hồ sơ đăng ký tuyển dụng viên chức
  2. a) Đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ;
  3. b) Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
  4. c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;
  5. d) Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

đ) Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực;

  1. e) 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm cùng loại chụp từ 06 tháng trở lại tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển, ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh phía sau ảnh;
  2. f) 02 phong bì có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.

* Lưu ý:

- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào các vị trí tuyển dụng phải có chuyên ngành đào tạo phù hợp với các vị trí cần tuyển;

- Thí sinh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ đăng ký dự tuyển của cá nhân. Nếu thí sinh nộp hồ sơ không phù hợp với vị trí tuyển dụng hoặc khai thông tin không đúng sự thật sẽ không được tổng hợp vào danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển hoặc hủy kết quả tuyển dụng và không được hoàn lại hồ sơ và lệ phí đã nộp dự tuyển;

- Thí sinh đủ điều kiện dự tuyển nhưng không tham dự thi tuyển thì không được hoàn lại hồ sơ và lệ phí đã nộp dự tuyển.

  1. Nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng
  2. a) Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 30/9/2019 đến hết ngày 18/10/2019 trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ).
  3. b) Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng Hành chính – Tổng hợp, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN, tầng 7, nhà C1T, ĐHQGHN, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

* Lưu ý: Ứng viên trực tiếp nộp hồ sơ, không nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

  1. Lệ phí dự tuyển: Dự kiến mức thu ban đầu: 500.000đ/thí sinh. Mức thu phí dự tuyển chính thức sẽ được thông báo trước ngày khai mạc kỳ thi tuyển ít nhất 01 ngày.
  2. Hình thức tuyển dụng và nội dung, thời gian và địa điểm thi tuyển
  3. Hình thức tuyển dụng:Thi tuyển
  4. Nội dung thi tuyển:

Vòng 1: Kiến thức chung, Tin học và Ngoại ngữ

- Thi kiến thức chung: Thi trắc nghiệm 60 câu hỏi về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng và những hiểu biết cơ bản về ngành, lĩnh vực tuyển dụng, chức trách, nhiệm vụ của viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.

- Thi Tin học văn phòng: Thi trắc nghiệm 30 câu hỏi, thời gian 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi tin học tại vòng 1.

- Thi Ngoại ngữ: Tiếng Anh, 30 câu hỏi thi trắc nghiệm, thời gian 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ tại vòng 1.

Lưu ý: Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy tính.

Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Hình thức thi: Phỏng vấn, thời gian 30 phút.

  1. Thời gian và địa điểm thi tuyển: Dự kiến vào tháng 11/2019 tại ĐHQGHN. Thời gian và địa điểm cụ thể sẽ thông báo trên trang thông tin điện tử của Viện (địa chỉ: http://infeqa.vnu.edu.vn)

            Mọi thông tin liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng viên chức được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Viện (địa chỉ: http://infeqa.vnu.edu.vn). Để biết thêm chi tiết mời liên hệ với Viện ĐBCLGD qua số điện thoại 024 37547625 để được hướng dẫn.

Trân trọng thông báo./.

VNU-INFEQA

 

Nội dung liên quan

Số lượt truy cập

Số lần xem các bài viết
440132