"

Ngày 16/12/2013, ĐHQGHN đã tổ chức khai mạc hoạt động đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á(AUN)cho chương trình đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và chương trình đào tạo Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN.

""
Tham gia đợt đánh giá này có TS. Choltis Dhirathiti - Phó Giám đốc Điều hành của AUN,các chuyên gia đánh giá ngoài của hai chương trình: GS.TS Tan Kay Chuan, GS.TS Wan Ah Mad Kamil Mahmood, TS. Widyawati, bà Cynthia T. Totanes và ông Korn Ratanagosoom, đại diện ban Thư ký AUN. Tham dự phiên khai mạc có Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn; Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng ĐHQGHN Mai Trọng Nhuận; lãnh đạo các ban chức năng, các trường, khoa, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, cùng Ban Giám hiệu, các cán bộ, giảng viên và đại diện Lãnh đạo hai Khoa có chương trình được đánh giá của Trường ĐH KHXH&NV và Trường ĐH Ngoại ngữ.
Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ĐHQGHN là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao hàng đầu ở Việt Nam, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong những năm qua, ĐHQGHN đang nỗ lực hướng tới chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo. Chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu, vì vậy, năm 1995, ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (nay là Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục). Đây là đơn vị chuyên trách đầu tiên về đảm bảo chất lượng trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam.
Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn khẳng định, ĐHQGHN luôn chủ động tham gia tích cực trong hoạt động đánh giá của AUN. Hiện ĐHQGHN đã có 7 chương trình đào tạo được kiểm định đạt chuẩn của AUN. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên ĐHQGHN có chương trình đào tạo thạc sĩ được đánh giá theo chuẩn AUN, hoạt động đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA cho chương trình đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và chương trình đào tạo thạc sĩ Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN là cơ hội tốt để hai trường ĐH thành viên của ĐHQGHN cùng nhìn lại những thành tựu và những hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu đưa đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh.
Sau phát biểu chào mừng của lãnh đạo ĐHQGHN, các đại biểu đã nghe phát biểu củaChủ tịch Hội đồng ĐBCL ĐHQGHN Mai Trọng Nhuận, phát biểu của Phó Giám đốc điều hành AUN và phát biểu giới thiệu về trường của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV và Trường ĐH Ngoại ngữ. Sau đó, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài tiếp tục tiến hành hoạt động đánh giá theo lịch trình tại hai trường. Đợt đánh giá kéo dài đến ngày 18/12/2013.
Với mục đích phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học trong khu vực ASEAN, năm 1995, Mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á đã được thành lập. Tính đến nay, đã có 30 trường đại học đến từ 10 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của tổ chức này. Nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường ĐH trong khu vực, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA). Đây cũng là cách mà mạng lưới các trường đại học ASEAN nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế giới, từng bước góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.
Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA hiện nay có 15 tiêu chuẩn với 68 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức là: 1 = Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá, phải có giải pháp khắc phục ngay lập tức; 2 = Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá, cần có những giải pháp khắc phục; 3 = Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá, nhưng chỉ cần có giải pháp khắc phục nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu; 4 = Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá; 5 = Đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chí đánh giá; 6 = Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí đánh giá; 7 = Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí đánh giá.
Việc lựa chọn kiểm định theo chuẩn AUN nhằm giúp các trường biết chương trình đào tạo đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực. Tiếp nữa, để phát hiện chương trình còn tồn tại những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tầm các chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực ASEAN.
Với mục đích phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học trong khu vực ASEAN, năm 1995, Mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á đã được thành lập. Tính đến nay, đã có 27 trường đại học đến từ 10 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của tổ chức này. Nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường ĐH trong khu vực, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA). Đây cũng là cách mà mạng lưới các trường đại học ASEAN nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế giới, từng bước góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.
 

""

 

""

""

Nguồn tin: http://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N15359/Khai-mac-danh-gia-ngoai-theo-tieu-chuan-AUN-QA-lan-thu-24.htm

"

Số lượt truy cập

  • Số lượt xem 484968