Tiếp nối chuỗi hoạt động năm 2024, ngày 01/10/2024 Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp đã tổ chức Tọa đàm “Kinh nghiệm triển khai điều chỉnh chương trình đào tạo dựa trên nguyên lý OBE để đánh giá theo tiêu chuẩn AUN-QA và ABET”. Diễn giả, khách mời đặc biệt của chương trình: TS. Nguyễn Huy Phúc, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và điều phối thảo luận PGS. TS. Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, đại họcQGHN đã cùng chia sẻ với các điểm cầu tại các cơ sở giáo dục đại học (Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Trường đại học Hoa Sen, …) và hơn 300 người tham dự là các nhà lãnh đạo, quản lý, giảng viên và người học của các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trên toàn quốc.

 

Phát biểu khai mạc, PGS. TS Nghiêm Xuân Huy chia sẻ Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành lập Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp vào năm 2021, cho tới nay Kênh đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng giáo dục đại học và nghề nghiệp Việt Nam, đây là những hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận vì mục đích hỗ trợ và phát triển cộng đồng giáo dục. Thay mặt Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp, PGS. TS Nghiêm Xuân Huy bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự ủng hộ, quan tâm và tham gia của khán giả là các lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học, các lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác đảm bảo chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, các cán bộ, giảng viên, người học, nhà nghiên cứu quan tâm đến các nội dung chia sẻ của Kênh …, đặc biệt PGS.TS Nghiêm Xuân Huy gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Huy Phúc và các diễn giả đã dành thời gian chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và bài học trong quá trình triển khai thực tiễn trong các sự kiện của Kênh.

 

toa dam unihub22.2

 

Cũng tại khai mạc Tọa đàm, PGS. TS Nghiêm Xuân Huy đề cập giáo dục theo chuẩn đầu ra (OBE) là một trong những triết lý giáo dục phổ biến và được coi là cách tiếp cận phù hợp trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Các tổ chức giáo dục hiện đang công nhận và sử dụng nguyên lý này như một nguyên lý cốt lõi để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Việc triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra OBE không chỉ giúp nâng cao chất lượng chương trình, giúp người học hình thành các năng lực phù hợp và sẵn sàng cho thị trường công việc về sau, mà còn giúp các cơ sở giáo dục đại học có sự chuẩn bị tốt cho các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

 

toa dam unihub22.3

 

Xuyên suốt Tọa đàm, TS. Nguyễn Huy Phúc đã cùng chia sẻ và thảo luận với người tham gia xoay quanh các nội dung chính về đánh giá theo chuẩn đầu ra và việc xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra (OBE), cụ thể như các khái niệm và nguyên tắc chính của OBE: 1. Tập trung vào năng lực/kết quả học tập; 2. Thiết kế chương trình giảng dạy; 3. Căn chỉnh mang tính xây dựng (đánh giá – hoạt động học tập – năng lực/kết quả học tập); 4. Tạo cơ hội học tập. v..v…

 

Tại tọa đàm, TS. Nguyễn Huy Phúc chia sẻ để đảm bảo sự phát triển của chương trình, OBE nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố bên trong và bên ngoài hệ sinh thái giáo dục. Đặc biệt, TS. Nguyễn Huy Phúc cũng đưa ra một số lưu ý quan trọng đối với cơ sở giáo dục đại học khi tham gia kiểm định ABET và AUN-QA. Đối với kiểm định ABET, cơ sở giáo dục đại học cần chú trọng sự tham gia của các bên liên quan, nội dung chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu của ABET và các chủ đề học tập cần theo danh mục đã xác định, được giảng dạy đúng quy định và phù hợp với chuẩn đầu ra tương ứng trong CĐR chung của chương trình đào tạo. Đối với bộ tiêu chuẩn AUN-QA, nhà trường cần chú trọng nguyên lý OBE thông qua việc thiết kế chương trình đào tạo, chuẩn bị đầy đủ hệ thống minh chứng, đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, trách nhiệm xã hội và tính quốc tế hóa của chương trình đào tạo.

 

 Đối với chương trình đào tạo kiểm định theo tiêu chuẩn ABET, TS. Nguyễn Huy Phúc nhấn mạnh yếu tố đầu tiên đề cập đến sự tham gia của các bên liên quan, trong đó đặc biệt là Hội đồng tư vấn doanh nghiệp, nhà trường cần chứng minh được sự tương tác của hội đồng tư vấn doanh nghiệp trong cả quá trình vận hành, thiết kế, xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo. Yếu tố về chuẩn đầu ra cần viết theo danh mục chuẩn đầu ra của ABET yêu cầu, việc bổ sung thêm ngôn từ chỉ bổ sung ngôn từ đặc thù của ngành kiểm định chất lượng giáo dục. Đồng thời, chuẩn đầu ra các  chương trình đào tạohọc phần phải được chuẩn hoá và tương thích với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

 

Tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi và câu hỏi từ các Quý đại biểu tham gia trên toàn quốc. TS. Nguyễn Huy Phúc và PGS.TS Nghiêm Xuân Huy đã chia sẻ, trả lời các câu hỏi và thảo luận sôi nổi cùng các quý đại biểu tham gia Tọa đàm.

 

Quý vị có thể xem lại bản ghi của Tọa đàm tại:

https://www.youtube.com/watch?v=9ljWGqa5xWA&t=7979s

 

Các sự kiện của Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp ngày càng thu hút đông đảo người tham gia, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Kênh trong lan tỏa văn hóa chất lượng và đồng hành cùng cộng đồng trong hoạt động đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng, quản trị, xếp hạng và đối sánh chất lượng giáo dục.

 

Để cập nhật thông tin sớm nhất về các hoạt động sắp tới của Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp (UniHub) - Đại học Quốc gia Hà Nội, trân trọng kính mời Quý vị theo dõi các kênh thông tin của UniHub:

Website: https://unihub.vnu.edu.vn/     

Fanpage: https://www.facebook.com/unihub.vnu     

Zalo: https://zalo.me/g/fuzgbe936   

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCn0CeQWetpd4lh-ymb_SboA 

 

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Tọa đàm:

 

toa dam unihub22.4

 

toa dam unihub22.5

 

toa dam unihub22.6

 

 toa dam unihub22.7

 

toa dam unihub22.8

 

 toa dam unihub22.10

 

toa dam unihub22.11

 

toa dam unihub22.9

 

VNU-Media INFEQA 

 

 

Số lượt truy cập

  • Số lượt xem 468660