THÔNG BÁO SỐ 1
Về việc tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia
“Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học: Lý luận và thực tiễn”
Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đã được đưa vào Luật giáo dục đại học sửa đổi (2018) và trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, trong bối cảnh tự chủ đại học, việc triển khai đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng là một chỉ báo quan trọng của trách nhiệm giải trình mà mỗi cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện. Không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý và trách nhiệm xã hội của trường đại học, hoạt động đảm bảo và kiểm định chất lượng còn giúp cơ sở giáo dục đại học nâng tầm chất lượng các mặt hoạt động, duy trì phát triển bền vững và danh tiếng, thứ hạng của mình.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học: Lý luận và thực tiễn”.
1. Mục đích
- Làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác đảm bảo chất lượng nói chung và kiểm định chất lượng giáo dục nói riêng dưới tác động của bối cảnh tự chủ đại học hiện nay.
- Cập nhật và phổ biến các tiếp cận mới, xu thế mới trong hoạt động đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học.
- Nhận diện thực trạng và đánh giá hiệu quả của việc triển khai các chính sách về tự chủ đại học, quản trị đại học nói chung, kiểm định chất lượng, đảm bảo chất lượng và xếp hạng đại học nói riêng tại Việt Nam.
- Nhận diện những khó khăn, thách thức, cơ hội của các trường đại học trong việc đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng để thực thi tự chủ đại học.
- Chia sẻ kinh nghiệm và các thực hành tốt trong hoạt động đảm bảo, kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học.
- Hình thành được cộng đồng chuyên môn của những người quan tâm và làm công tác đảm bảo chất lượng và xếp hạng đại học.
2. Các nhóm chủ đề của Hội thảo
2.1. Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu tự chủ đại học;
- Các tiếp cận mới trong kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo;
- Chính sách trong đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục theo tinh thần Luật giáo dục đại học 2018 và chủ trương về tự chủ đại học;
- Xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của cơ sở giáo dục đại học;
- Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại học;
- Các thực hành tốt trong cải tiến chất lượng giáo dục;
- Đảm bảo chất lượng trong giảng dạy và học tập.
2.2. Xếp hạng đại học
- Xếp hạng đại học và đảm bảo chất lượng bền vững;
- Khó khăn, thách thức của các cơ sở giáo dục đại học trong việc tham gia xếp hạng đại học.
- Các chiến lược và thực hành tốt trong xếp hạng đại học;
- Xây dựng, phát triển danh tiếng trường đại học gắn với xếp hạng đại học trong bối cảnh tự chủ đại học.
Tùy theo số lượng bài gửi tham dự và được lựa chọn để trình bày, Ban Tổ chức sẽ tiến hành phân chia các tiểu ban tương ứng với các chủ đề cụ thể để đảm bảo chất lượng của Hội thảo.
3. Thành phần tham dự Hội thảo
- Các nhà quản lý giáo dục của các Bộ, ngành, địa phương;
- Các nhà nghiên cứu, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, các cán bộ công tác trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục và xếp hạng đại học của các cơ sở giáo dục đại học, Viện và Trung tâm nghiên cứu có liên quan;
- Các chuyên gia giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng, xếp hạng đại học trong và ngoài nước;
- Các cơ quan báo chí, truyền thông.
4. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo
- Thời gian (dự kiến): 8h00 - 17h00, thứ Sáu, ngày 05 tháng 11 năm 2021;
- Địa điểm: Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
5. Kỷ yếu hội thảo và xuất bản
- Các báo cáo sẽ được thông qua quy trình phản biện kín để lựa chọn, hoàn thiện và xuất bản.
- Ban Tổ chức dự kiến công bố các báo cáo khoa học dưới hình thức Kỷ yếu Hội thảo hoặc sách chuyên khảo theo các quy trình của Nhà xuất bản và có chỉ số ISBN.
6. Thông tin đăng ký tham dự và gửi báo cáo/tham luận hội thảo
6.1. Đăng ký tham dự
Đại biểu gửi Phiếu đăng ký tham dự hội thảo (theo Phụ lục I gửi kèm tại đây) với Ban tổ chức Hội thảo trước ngày 20/9/2021 qua địa chỉ email:
6.2. Gửi báo cáo/tham luận hội thảo
- Thời hạn nộp báo cáo tóm tắt theo mẫu (theo Phụ lục 2 - Hướng dẫn viết báo cáo gửi kèm tại đây) qua địa chỉ email:
- Thời hạn nộp báo cáo toàn văn theo mẫu (theo Phụ lục 2 - Hướng dẫn viết báo cáo gửi kèm) qua địa chỉ email:
- Thời gian thông báo kết quả phản biện trước ngày 30/7/2021.
- Thời gian tác giả nộp lại báo cáo sau phản biện trước ngày 30/8/2021.
- Thời gian thông báo kết quả đến các tác giả có báo cáo được chấp nhận đăng trước ngày 15/9/2021.
7. Địa chỉ liên hệ
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với Ban tổ chức theo địa chỉ:
ThS. Đào Văn Huy, Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Phát triển, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Tầng 7, Nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 37547625/ 0936 081 831
Email:
Ban Tổ chức Hội thảo khoa học trân trọng thông báo và kính mời các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các giảng viên, các cán bộ của Quý cơ quan đăng ký tham dự và quan tâm gửi báo cáo tới Hội thảo./.
VNU-INFEQA