Viện ĐBCLGD - THE Uni. Rankings


I. Giới thiệu chung

Times Higher Education (viết tắt là THE), trước đây có tên là The Times Higher Education Supplement (THES), là một tạp chí tin tức về các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học.

Từ số đầu tiên của tạp chí vào năm 1971 cho đến năm 2008, The Times Higher Education Supplement (THES) đã được xuất bản dưới dạng báo, và liên kết với tờ The Times. Vào ngày 10 tháng 1 năm 2008, nó được cơ cấu lại như một tạp chí. Tạp chí được xuất bản bởi TES Global, cho đến tháng 10 năm 2005, sau đó được News International sở hữu.

THE bắt đầu xuất bản Xếp hạng các đại học thế giới vào năm 2004 với sự hợp tác với dữ liệu được cung cho bảng xếp hạng bởi Quacquarelli Symonds (QS) dưới tên THE - QS. Từ năm 2010, THE chấm dứt hợp tác với QS và tạo ra một bảng xếp hạng các đại học mới, hợp tác với Thomson Reuters[1], và hiện nay là Elsevier[2], đơn vị cung cấp dữ liệu thông tin cơ sở.

THE đánh giá các trường đại học trên toàn cầu dựa trên nghiên cứu những nhiệm vụ cốt lõi của một trường đại học, theo các bộ chỉ số đo lường tiêu chuẩn nhằm cung cấp những so sánh toàn diện và công bằng. Do đó THE được sinh viên, học giả, các cơ sở giáo dục đại học, chính phủ cũng như giới học thuật tin tưởng.

Qua thời gian, THE đã bổ sung cho mình rất nhiều các sản phẩm xếp hạng đại học khác ngoài xếp hạng đại học thế giới ban đầu như Bảng xếp hạng theo lĩnh vực, theo khu vực, bảng xếp hạng đại học trẻ, bảng xếp hạng ảnh hưởng của các trường đại học…

Năm phát hành

Bảng xếp hạng

2019

Impact Rankings

2017

Japan University Rankings

2017

Wall Street Journal/THE College Rankings

2016

Latin America University Rankings

2014

Emerging Economies University Rankings (EEUR)

2013

Asia University Rankings (AUR)

2012

Young University Rankings (YUR)

2011

World Reputation Rankings

2011

World University Rankings (WUR)

II. Tiêu chí và phương pháp xếp hạng

1. Tiêu chí xếp hạng

1.1 Đối tượng xếp hạng

- Điều kiện tham gia xếp hạng đối với một cơ sở giáo dục:

  • Cơ sở giáo dục giảng dạy từ đại học trở lên.
  • Xuất bản đủ số lượng bài báo học khoa học trong 5 năm gần nhất. Hiện tại, số lượng yêu cầu đang được đặt ở mức 1.000 bài, (trung bình ít nhất 150 bài/năm).
  • Hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tổng số công trình nghiên cứu của 1 lĩnh vực không được chiếm quá 80% tổng số nghiên cứu.

- Các lĩnh vực được xét xếp hạng trong THE:

1) Nghệ thuật và Nhân văn (Arts and Humanities)

2) Điều trị lâm sàng, tiền lâm sàng và Y tế (Clinical, Pre-clinical and Health)

3) Khoa học máy tính (Computer Science)

4) Kỹ thuật (Engineering)

5) Khoa học xã hội (Social Sciences)

6) Khoa học sự sống (Life Sciences)

7) Khoa học tự nhiên (Physical Sciences)

8) Kinh doanh và Kinh tế (Business and Economics)

9) Luật (Law)

10) Giáo dục (Education)

11) Tâm lý học (Psychology)

1.2  Các tiêu chí xếp hạng đại học

Hiện nay trong các bảng xế hạng của THE tiếp cận theo 3 hướng: xếp hạng đại học thế giới, xếp hạng đại học theo khu vực và xếp hạng đại học theo lĩnh vực. Dù có những điều chỉnh về tỷ trọng hoặc thay đổi một số tiêu chí đánh giá, nhưng nhìn chung phần lớn các tiêu chí đánh giá của các bảng xếp hạng của THE đều xoay quanh 5 nhóm tiêu chí, trong đó có 13 tiêu chí thành phần. Cụ thể:


Nhóm tiêu chí

Tiêu chí

Trọng số

(%)

A. Giảng dạy

1. Kết quả khảo sát về uy tín giảng dạy

15

2. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên

4,5

3. Tỷ lệ học viên nghiên cứu sinh/sinh viên đại học

2,25

4. Tỷ lệ giảng viên là tiến sỹ

6

5. Thu nhập của cơ sở giáo dục

2,25

B. Nghiên cứu

6. Kết quả khảo sát về uy tín nghiên cứu khoa học

18

7. Thu nhập từ nghiên cứu

6

8. Năng suất nghiên cứu

6

C. Trích dẫn

9. Số trích dẫn quốc tế trung bình của một công trình của trường đại học

30

D. Quốc tế hóa

10. Tỷ lệ giảng viên quốc tế

2,5

11. Tỷ lệ sinh viên quốc tế

2,5

12. Chỉ số hợp tác quốc tế (số công bố khoa học có ít nhất 1 đồng tác giả là học giả quốc tế)

2,5

E. Thu nhập từ chuyển giao tri thức

13. Thu nhập từ chuyển giao tri thức

2,5

  1. Phương pháp xếp hạng

2.1 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu xếp hạng của THE được được tổng hợp từ 2 nguồn:

  • Dữ liệu do THE tổng hợp
  • Dữ liệu từ các cơ sở giáo dục đại học cung cấp
  1. a) Dữ liệu do THE tổng hợp

- Bộ dữ liệu từ sinh trắc học với sự phối hợp từ Elsevier

  • Số lượng bài nghiên cứu được tập hợp từ các tạp chí thuộc danh mục Scopus tổng hợp trong 5 năm gần nhất
  • Số trích dẫn trên mỗi cơ sở giáo dục được Elsevier tính trong 5 năm gần nhất (theo cách tính tác động trích dẫn theo lĩnh vực (Field-Weighted Citation Impact – FWCI).

- Khảo sát về uy tín giảng dạy

THE sẽ thực hiện một cuộc khảo sát vào được gửi đến một học giả ngẫu nhiên và hỏi về việc họ đánh giá và bình chọn cơ sở giáo dục có chất lượng giảng dạy/ nghiên cứu tốt nhất.

Điểm số đánh giá uy tín về giảng dạy và nghiên cứu cho một cơ sở giáo dục ở cấp độ toàn cầu được tính trên sự phản ánh của trọng số phân bổ của các học giả trên toàn thế giới (sử dụng dữ liệu từ UNESCO (http://data.uis.unesco.org) và sự phân bố học giả theo từng lĩnh vực khi THE thực hiện khảo sát

- Dữ liệu tham khảo khác

THE kết hợp các bộ dữ liệu tham chiếu vào mô hình của mình để chuyển đổi dữ liệu cấp quốc gia do các tổ chức cung cấp thông qua cổng thông tin để có thể so sánh từng bộ dữ liệu cho tất cả các cơ sở giáo dục.

Các nguồn dữ liệu tham chiếu bao gồm:

- Bộ dữ liệu hàng tháng của Her Majesty Revenue and Customs (HMRC) để chuyển đổi ngoại tệ chính xác khi chuyển đổi dữ liệu sang GBP và quy đổi ngược lại tiền nội tệ nếu cơ sở giáo dục báo cáo bằng ngoại tệ https://www.gov.uk/government/publications/hmrc-exchange-rates-for-2021-monthly

- Bộ dữ liệu sức mua tương đương (Purchase Power Parity (PPP)) của Ngân hàng Thế giới http://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.PPP

Nếu quốc gia không có trong dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, thì bộ dữ liệu của Quỹ Tiền tệ thế giới IMF https://www.imf.org/en/Publications/SPROLLs/world-economic-outlook-databases#sort=%40imfdate%20descending hoặc của Liên Hợp quốc http://data.un.org/Data.aspx?d=WDI&f=Indicator_Code%3APA.NUS.PPP sẽ được THE sử dụng.

  1. b) Dữ liệu do các cơ sở giáo dục đại học cung cấp
  • Số lượng giảng viên
  • Số lượng giảng viên là tiến sĩ
  • Số lượng giảng viên quốc tế
  • Số lượng sinh viên
  • Số lượng nghiên cứu viên
  • Số lượng sinh viên quốc tế
  • Số lượng sinh viên tốt nghiệp
  • Số lượng nghiên cứu sinh tốt nghiệp
  • Thu nhập của cơ sở giáo dục
  • Thu nhập từ hoạt động nghiên cứu
  • Thu nhập từ nghiên cứu khi được thương mại hóa

2.2 Chuẩn hóa dữ liệu

  1. a) Chuẩn hóa theo Z-score

Việc chuyển một loạt các số liệu dữ liệu cụ thể sang các chỉ số, và cuối cùng là xét tổng điểm cho một cơ sở giáo dục đòi hỏi phải thực hiện tính toán các giá trị đại diện cho cơ bản cho nhiều dữ liệu khác nhau. Để làm điều này, THE sử dụng phương pháp chuẩn hóa cho từng chỉ số theo Z-score và sau đó kết hợp các chỉ số theo tỷ lệ cho trước theo thang điểm 100.

Đối với riêng chỉ số khảo sát uy tín trong học thuật, THE phân phối dữ liệu trong khảo sát uy tín học thuật theo hàm cấp số nhân.

  1. b) Trọng số tính điểm cuối cùng của mỗi tiêu chí

Đối với nhiều bảng xếp hạng của xếp hạng toàn cầu, xếp hạng theo khu vực và xếp hạng theo lĩnh vực, THE đều sử dụng 13 tiêu chí thành phần trong 5 nhóm tiêu chí với các trọng số định trước cho từng tiêu chí và được điều chỉnh để phù hợp nhất với mục tiêu của từng bảng xếp hạng.

Dưới đây là một ví dụ về trọng số của 13 tiêu chí đối với một số Bảng xếp hạng đại học của THE:


Nhóm tiêu chí

Tiêu chí

Trọng số (%)

WUR

AUR

EEUR

YUR

A. Giảng dạy

1. Kết quả khảo sát về uy tín giảng dạy

15

10%

15 %

10%

2. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên

4.5

4.5%

4.5 %

6%

3. Tỷ lệ học viên nghiên cứu sinh/sinh viên đại học

2.25

2.25%

2.25%

3%

4. Tỷ lệ giảng viên là tiến sỹ

6

6%

6%

8%

5. Thu nhập của cơ sở giáo dục

2.25

2.25%

2.25%

3%

B. Nghiên cứu

6. Kết quả khảo sát về uy tín nghiên cứu khoa học

18

15%

18%

12%

7. Thu nhập từ nghiên cứu

6

7.5%

6%

9%

8. Năng suất nghiên cứu

6

7.5%

6%

9%

C. Trích dẫn

9. Số trích dẫn quốc tế trung bình của một công trình của trường đại học

30

30%

20%

30%

D. Quốc tế hóa

10. Tỷ lệ giảng viên quốc tế

2.5

2.5%

3.3%

2.5%

11. Tỷ lệ sinh viên quốc tế

2.5

2.5%

3.3%

2.5%

12. Chỉ số hợp tác quốc tế (số công bố khoa học có ít nhất 1 đồng tác giả là học giả quốc tế)

2.5

2.5%

3.4%

2.5%

E. Thu nhập từ chuyển giao tri thức

13. Thu nhập từ chuyển giao tri thức

2.5

7.5%

10%

2.5%

Tổng số

100

100

100

100

III. Thông tin các bảng xếp hạng ĐHQGHN tham gia, dữ liệu cần chuẩn bị và thời điểm thu dữ liệu

  1. Các bảng xếp hạng đại học của THE mà ĐHQGHN tham gia

Bảng xếp hạng

Thứ hạng

2019

2020

2021

2022

THE World University Rankings – Bảng xếp hạng đại học thế giới

801-1000

801-1000

801-1000

801-1000

THE Asia University Rankings – Bảng xếp hạng đại học Châu Á

 

201-250

251-300

 

THE Emerging Economies University Rankings – Bảng xếp hạng Đại học các nền kinh tế mới nổi

 

201-250

251-300

 

THE Young University Rankings – Bảng xếp hạng Đại học trẻ thế giới

   

251-300

 

THE Impact Rankings – Bảng xếp hạng tầm ảnh hưởng

   

401-600

 

THE World University Rankings by Subjects – Bảng xếp hạng đại học thế giới theo các lĩnh vực

 

Khoa học máy tính

   

501-600

 

Khoa học Tự nhiên

 

601-800

601-800

601 -800

Kỹ thuật & Công nghệ

 

401-500

401-500

 
  1. Dữ liệu cần chuẩn bị

Tiêu chí

Định nghĩa

Ghi chú

Số lượng giảng viên

Số lượng quy đổi nhân viên làm công tác giảng dạy, có thể bao gồm cả bác sỹ công tác tại các bệnh viện có tham gia giảng dạy

Không bao gồm:

Nghiên cứu viên (chỉ nghiên cứu đơn thuần), nghiên cứu sinh... nếu không làm công tác giảng dạy,
Nhân viên, kỹ thuật viên hỗ trợ công tác cơ sở vật chất hoặc hỗ trợ sinh viên

Giảng  viên không còn làm công tác giảng dạy nữa (nghỉ hưu, các chức danh danh dự), trợ giảng

Số lượng giảng viên quốc tế

Số lượng quy đổi giảng viên đến từ các quốc gia khác ngoài Việt Nam

Trong trường hợp giảng  viên có 2 quốc tịch, 1 quốc tịch Việt Nam và 1 quốc tịch quốc gia khác thì  THE sẽ không tính giảng viên đó là giảng viên quốc tế

Số lượng giảng viên quốc tế là một tập con trong tổng số giảng viên của cơ sở giáo dục

Số lượng nghiên cứu viên

Số lượng quy đổi tổng số nhân viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

 

Số lượng sinh viên

Số lượng quy đổi tổng số sinh viên đang theo học ở tất cả các chương trình học tập

Bao gồm sinh viên các bậc đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, không bao gồm sau tiến sỹ

Số lượng sinh viên quốc tế

Số lượng sinh viên quy đổi đến từ các quốc gia khác ngoài Việt Nam

Trong trường hợp sinh viên có 2 quốc tịch, 1 quốc tịch Việt Nam và 1 quốc tịch quốc gia khác thì  THE sẽ không tính giảng viên đó là giảng viên quốc tế

Số lượng sinh viên quốc tế là một tập con trong tổng số sinh viên của cơ sở giáo dục

Số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân

Tổng số sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học trong năm học

 

Số lượng nghiên cứu sinh tốt nghiệp

Tổng số nghiên cứu sinh tốt nghiệp trong năm

 

Thu nhập của cơ sở giáo dục

Tổng thu nhập từ tất cả các nguồn khác nhau của đơn vị, tính theo số giải ngân trong năm.

Có thể bao gồm: các nguồn thu từ học phí, từ việc giảng dạy, đầu tư, nghiên cứu...

Thu nhập từ nghiên cứu

Tổng số kinh phí cho nghiên cứu khoa học từ tất cả các nguồn khác nhau của đơn vị, tính theo số giải ngân trong năm

 

Thu nhập từ hoạt động nghiên cứu

Tổng số kinh phí thu được từ hoạt động chuyển giao tri thức, hợp đồng tư vấn, hợp đồng đào tạo ngắn hạn, dịch vụ KHCN, thương mại hóa sản phẩm KHCN...

 
  1. Thời gian thu dữ liệu và công bố kết quả

Thời gian thu thập dữ liệu phục vụ xếp hạng sẽ được Viện Đảm bảo Chất lượng thông báo đến các đơn vị theo đường công văn. Cụ thể như sau:

Dữ liệu

Thời gian nộp cho Viện ĐBCLGD

Hạn nộp dữ liệu cho THE

Dữ liệu cốt yếu dành cho THE WUR

Cuối tháng 12

Tháng 1

Dữ liệu và cốt yếu dành cho THE Impact Rankings

Giữa tháng 9

Tháng 10

Thời gian công bố kết quả dự kiến hàng năm:

Bảng xếp hạng

WUR

AUR

WUR by Subject

Young University Rankings

Impact Rankings

Emerging Economies University Rankings

Thời gian công bố

Tháng 9

Tháng 6

Tháng 10

Tháng 6

Tháng 4

Tháng 3

 

[1] https://www.timeshighereducation.com/news/new-data-partner-for-world-university-rankings/408881.article?sectioncode=26&storycode=408881&c=2

[2] https://www.elsevier.com/connect/discover-the-data-behind-the-times-higher-education-world-university-rankings

Số lượt truy cập

Số lần xem các bài viết
420037