Viện ĐBCLGD - Đảm bảo chất lượng


Tin về Đảm bảo chất lượng

"

Sáng 30/3/2015, tại ĐHQGHN diễn ra phiên khai mạc Hội nghị thường niên cán bộ chủ chốt về đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (viết tắt là AUN-QA).

""

Đây là một trong 2 hoạt động quan trọng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) do ĐHQGHN đăng cai tổ chức nhân năm ASEAN 2015 tại Việt Nam. Tham gia hội nghị có các thành viên Ban điều hành AUN cùng đại diện lãnh đạo của gần 40 trường ĐH thuộc AUN.

Các đại biểu tham gia thảo luận các vấn đề quan trọng về hoạt động đảm bảo chất lượng của AUN như báo cáo tiến độ hoạt động của AUN-QA từ tháng 3/2014 đến nay; thảo luận và thông qua Dự thảo kế hoạch hoạt động chiến lược của AUN-QA giai đoạn 2015 – 2018.

Hội nghị đồng thời tiến hành nhiều chương trình nghị sự quan trọng khác như các vấn đề nảy sinh từ đánh giá chất lượng của AUN-QA ở cấp độ chương trình; các vấn đề liên quan đến Bộ ứng xử trong hoạt động của AUN-QA; báo cáo tài chính của Quỹ phát triển AUN-QA; chỉ định Ủy ban và Nhóm kỹ thuật của AUN-QA. Hội nghị lần này cũng xem xét lại Hướng dẫn đánh giá chất lượng của AUN-QA ở cấp độ chương trình và thảo luận nhiều vấn đề khác trong đó có kế hoạch tổ chức Hội nghị Thường niên cán bộ chủ chốt của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á về Đảm bảo chất lượng năm 2016.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, ĐHQGHN - với tư cách là thành viên sáng lập và thành viên Ban điều hành của AUN đã luôn tham gia tích cực và hiệu quả vào mọi hoạt động của AUN thời gian qua. Hoạt động kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của AUN là một ưu tiên của ĐHQGHN, nằm trong chiến lược đảm bảo chất lượng của ĐHQGHN giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030. Năm 2015, ĐHQGHN đăng ký kiểm định chất lượng AUN cho Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đây được coi là đơn vị đầu tiên trong mạng lưới được kiểm định cấp đơn vị. Ngoài ra 4 chương trình đào tạo của ĐHQGHN cũng đã được đăng ký kiểm định năm 2015, nâng số lượng các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng lên 15. Việc kiểm định chất lượng AUN đã giúp các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN chuẩn chỉnh lại các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhận định về vai trò của AUN, Giám đốc Phùng Xuân Nhạ cho rằng, suốt 20 năm kể từ khi thành lập năm 1995, AUN đã luôn khẳng định được vị thế của mình trong việc thúc đẩy, phát triển hợp tác giữa các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục. Các hoạt động của AUN ngày càng được mở rộng, phong phú và thiết thực, đóng góp tích cực cho việc xây dựng một cộng đồng giáo dục chất lượng cao trong khu vực.

Đặc biệt, từ năm 1998, với sự ra đời của AUN-QA, AUN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc xây dựng và phát triển một hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm các chính sách, tiêu chí và quy trình chất lượng chung cho các trường đại học thành viên. Điều này góp phần nâng cao vị thế của giáo dục đại học các nước Đông Nam Á, tiến tới hội nhập về chất lượng giáo dục với các nước tiên tiến trên thế giới.

Giám đốc ĐHQGHN bày tỏ tin tưởng vào sự vững mạnh và tầm ảnh hưởng của AUN. ĐHQGHN cũng sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách và chiến lược đảm bảo chất lượng cho AUN. Bên cạnh đó, với tư cách là chủ nhà đăng cai Hội nghị, ĐHQGHN sẽ làm hết sức mình để tạo điều kiện tốt nhất cho Hội nghị diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Trong khuôn khổ của phiên khai mạc, bà Nantana Gajaseni - Giám đốc Điều hành AUN – QA đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới ĐHQGHN đã đăng cai tổ chức chương trình quan trọng này.

""

Bà Nantana Gajaseni nhấn mạnh, một trong những lý do chính của hội thảo là nhằm tạo cơ hội cho các đại biểu cùng thảo luận, chuẩn bị phần khung cho Kế hoạch hoạt động chiến lược của AUN – QA giai đoạn 2015 – 2018. Đây cũng sẽ được xem là khung chính sách cho lộ trình hoạt động của mạng lưới này trong vòng 4 năm tới.

Năm 2015 là năm khá bận rộn của các thành viên thuộc AUN – QA khi phải tiếp tục các công việc còn lại của năm 2014 như tổ chức Hội thảo về khả năng xây dựng và đào tạo thuộc Dự án ASEAN - QA giai đoạn II và dự án AUN – ADB. Đồng thời, AUN – QA sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển các hoạt động đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN.

Ngoài ra, Ban thư ký của AUN - QA sẽ phải tiếp tục phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực thông qua các chương trình đào tạo về AUN – QA dự kiến lần lượt diễn ra vào tháng 4, tháng 8 và tháng 11 tới.

Với tư cách là Giám đốc Điều hành AUN, bà Nantana Gajaseni mong rằng tất cả sẽ cùng tiếp tục nỗ lực để nâng cao chất lượng, mở rộng hơn nữa các hoạt động đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN cũng như tiếp tục củng cố để bộ tiêu chuẩn chất lượng cao của AUN – QA ngày một hoàn thiện hơn.

Ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục Trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá cao những hoạt động tích cực của AUN những năm qua, trong đó có sự tham gia tích cực của các cơ sở đại học hàng đầu Việt Nam, tiên phong là ĐHQGHN và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

Phó Cục trưởng Phạm Xuân Thanh đánh giá, hoạt động kiểm định chất lượng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đưa ĐHQGHN nói riêng và các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam nói chung từng bước khẳng định mình và hội nhập quốc tế. Hi vọng AUN sẽ tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học khác của Việt Nam tham gia vào mạng lưới cũng như hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên trong thời gian tới.

 

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - AUN được thành lập tháng 11/1995 với 11 thành viên ban đầu đến từ 6 quốc gia khác nhau. Đến nay, AUN đã có 30 thành viên chính thức và 12 thành viên chưa chính thức đến từ 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển lâu dài ở khu vực Đông Nam Á (ASEAN), trải qua 16 năm, đến nay, Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á về đảm bảo chất lượng (AUN – QA) đã có một đội ngũ chuyên gia đánh giá ngoài, các chuyên gia giáo dục và kiểm định viên chất lượng giáo dục. AUN – QA hiện có 15 chuyên gia kiểm định chất lượng cấp cao và 36 kiểm định viên các cấp, tới từ 22 trường đại học thuộc 7 quốc gia ở khu vực ASEAN. Tính đến năm 2015, với sự kết nạp thêm 8 thành viên mới, AUN – QA có tổng số 16 trường đại học thành viên tham gia mạng lưới.

>>> (Ảnh) Hội nghị thường niên cán bộ chủ chốt Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á về đảm bảo chất lượng (AUN-QA)

>>> Thông tin về Hội nghị trên báo chí truyền thông:

- Báo điện tử Chính phủ: Nâng cao năng lực đội ngũ kiểm định chất lượng giáo dục

- Báo Nhân dân: Bảo đảm chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á

- Vietnamnet: ĐH Việt Nam đầu tiên tham gia kiểm định chất lượng khu vực Đông Nam Á

- Dân trí: Gần 40 trường đại học Đông Nam Á họp bàn nâng cao chất lượng giáo dục

- Giáo dục và Thời đại: Cán bộ chủ chốt mạng lưới các trường ĐH ĐNÁ bàn về đảm bảo chất lượng

- Dân trí: Đại học Việt Nam nên chấp nhận để người khác chỉ ra khiếm khuyết

- Vietnamnet: "Tôi hy vọng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng..."

"

"

Tham gia buổi làm việc có PGS. TS Nguyễn Quý Thanh – Viện Trưởng Viện Đảm bảo chất lượng cùng các thành viên đoàn chuyên gia đánh giá ngoài. Về phía trường có PGS. TS. Nguyễn Việt Hà - Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy- Phó hiệu trưởng nhà trường cùng lãnh đạo, cán bộ ở phòng/ban chức năng và khoa CHKT&TĐH, khoa VLKT&CNNN.
""
Tại Trường Đại học Công nghệ, Đoàn Đánh giá chất lượng đồng cấp nội bộ đã tiến hành điều tra, khảo sát, thẩm định minh chứng. Đoàn làm việc với Lãnh đạo Nhà trường, phỏng vấn về công tác Cán bộ, Ban chủ nhiệm khoa về cơ sở vật chất, công tác Đào tạo. Đoàn đánh giá cũng đã có buổi gặp gỡ Ban chủ nhiệm khoa CHKT&TĐH, khoa VLKT&CNNN, các giảng viên, sinh viên…gặp gỡ và phỏng vấn các chuyên gia, đại diện lãnh đạo các cơ quan tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực là sản phẩm đào tạo của Nhà trường, các cựu sinh viên…
""
 
Đoàn đánh giá đã hoàn thành công tác đánh giá chất lượng đồng cấp nội bộ của trường Đại học Công nghệ. Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất và cung cấp các tài liệu, minh chứng, nhân sự liên quan, để Đoàn đánh giá thực hiện công tác đánh giá thuận lợi và có hiệu quả nhất.
Thay mặt ban chỉ đạo công tác đánh giá chất lượng, PGS.TS.Nguyễn Quý Thanh đã gửi lời cảm ơn đến sự hợp tác chặt chẽ và nhiệt tình của lãnh đạo trường, phòng/ban chức năng, các khoa và giảng viên trong lần đánh giá này. Trước đây, ĐHQGHN có chương trình đánh giá ngoài theo chương trình kiểm định chất lượng, nhưng từ 2012 đến nay các các trường đại học không thể tự thực hiện việc kiểm định chất lượng mà cần có trung tâm thực hiện kiểm định chất lượng bên ngoài. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn khuyến khích các hoạt động đánh giá đồng cấp trên cơ sở đó để khắc phục các điểm còn tồn tại và cải tiến chương trình đào tạo. Vì vậy, ĐHQGHN mong muốn hoạt động đánh giá lần này thực chất, xác thực và Nhà trường sẽ thẳng thắn nhìn vào những yếu tố cần cải tiến và thay đổi để nâng cao chất lượng.
""
 
Đoàn đánh giá đã nhận xét bản báo cáo tự đánh giá của trường được viết đúng quy định và đáp ứng đầy đủ yêu cầu tự đánh giá của ĐHQGHN. Qua quá trình khảo sát, đoàn đánh giá thấy các phòng/ ban chức năng, các khoa và phòng thí nghiệm của trường được trang bị đầy đủ thiết bị để đảm bảo cho công việc của mỗi cán bộ, giảng viên và việc học tập của sinh viên. Ngoài ra, trường có môi trường sư phạm tốt và là niềm tự hào đối với mỗi sinh viên, cựu sinh viên. Tuy nhiên, Nhà trường vẫn còn một số hạn chế về thời lượng thực hành, thời gian nghiên cứu, tăng cường kỹ năng mềm cho sinh viên, đẩy mạnh hoạt động lấy ý kiến phản hồi, hướng nghiệp sinh viên học tập…
""
 
PGS.TS. Nguyễn Việt Hà đã ghi nhận và tiếp thu những đánh giá, ý kiến của đoàn đánh giá về những mặt tồn tại của trường. Đây là những ý kiến tâm huyết được đoàn đưa ra đánh giá sau khi đã tiếp cận một cách toàn diện trong quá trình làm việc, khảo sát và bản báo cáo tự đánh giá. Chất lượng đào tạo là giá trị cốt lõi, chính yếu của Nhà trường. Vì vậy, Nhà trường nhận thức được tầm quan trọng về công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng. Trong đó, đảm bảo chất lượng là chính yếu. Vì vậy, việc bố trí giảng viên là gốc rễ của vấn đề về tỷ lệ sinh viên/giảng viên, cơ sở vật chất được bố trí tốt nhất. Nhà trường cố gắng trên góc độ tốt nhất về từng giờ giảng dạy, bài giảng... Phía nhà trường có trách nhiệm xây dựng chương trình tốt nhất dựa trên đóng góp của xã hội và phải có sự chọn lọc, hài hòa giữa bản chất của trường và nhu cầu, thay đổi của xã hội. Nhà trường sẽ tiếp thu, nghiên cứu những ý kiến và có những kế hoạch cùng với hai khoa để điều chỉnh những vẫn duy trì và đảm bảo chất lượng.
""
""
 
Lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo, coi chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu và phải luôn tự đánh giá, kiểm tra để có giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, uy tín và giữ vững thương hiệu Đại học Công nghệ - ĐHQGHN trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.

"

"

Ngày 11/12, Trường Đại học Công nghệ tiếp đón và làm việc với đoàn chuyên gia đánh giá chất lượng đồng cấp nội bộ chương trình đào tạo cử nhân ngành Vật lý kỹ thuật và chương trình đào tạo kỹ sư ngành Cơ học kỹ thuật.
""
Phát biểu khai mạc buổi đánh giá, GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCN đã gửi lời cảm ơn đến đoàn đánh giá cùng sự quan tâm của lãnh đạo ĐHQGHN, Viện Đảm bảo chất lượng và Trung tâm khảo thí. Ngay từ những ngày đầu, Nhà trường đã nhận thức công tác đào tạo và đánh giá, kiểm định chất lượng trong đào tạo là một trong những vấn đề quan trọng. Trường ĐHCN đã có một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng các công việc có liên quan đến hai chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo Cơ học kỹ thuật (CHKT) là một hoạt động đặc sắc, chương trình kỹ sư đầu tiên của ĐHQGHN, là kết quả hợp tác chiến lược giữa trường - Viện Cơ học. Chương trình VLKT cũng là chương trình quan trọng của trường và kèm theo đó có chuyên ngành về nanô được xây dựng nhiều năm và đồng bộ về cả trang thiết bị được đầu tư một cách tập trung. Về mặt công tác chuẩn bị, Nhà trường đã thành lập các ban xây dựng, ban thư ký, ban tự đánh giá, ban tổ chức để cung cấp đầy đủ minh chứng, thông tin cho đoàn đánh giá. Nhà trường mong muốn nhận được nhiều thông tin phản hồi để tăng cường chất lượng, rà soát và phát triển thêm các hoạt động đáp ứng được yêu cầu của người học và xã hội.
""
Thay mặt ban chỉ đạo đợt đánh giá đồng cấp, TS. Sái Công Hồng – Phó Viện Trưởng Viện Đảm bảo chất lượng khẳng định trường ĐHCN là đơn vị tiên phong trong ĐHQGHN và cả nước về hoạt động kiểm định. Trường ĐHCN đã có ba chương trình kiểm định AUN. Đối với ĐHQGHN trường ĐHCN là một trong những trường thuộc đơn vị tốp đầu. Trong năm nay, Nhà trường đã đăng ký tham gia hai chương trình đánh giá, đây cũng là điều kiện ban đầu giúp các khoa có tiền đề để sau đó tham gia đánh giá theo bộ tiêuchuaanr AUN thuận lợi hơn. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư quy định về đào tạo chất lượng cao là đối với tất cả chương trình đào tạo chất lượng cao buộc phải kiểm định chất lượng và phải có kế hoạch, lộ trình hướng tới kiểm định chất lượng AUN. Trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ tiếp tục đánh giá chương trình mang tính chất đồng cấp nội bộ, sau đó tiến hành đánh giá ngoài đối với các tổ chức quốc tế. Mục tiêu của việc đánh giá nội bộ sẽ không nặng về điểm số mà tập trung chính vào việc đi đánh giá, rà soát, khuyến nghị để chương trình tốt hơn.
""
Đoàn chuyên gia đánh giá sẽ làm việc tại trường ĐHCN từ ngày 11/12 đến ngày 12/12/2014.
                                                                                                                    Theo 
UET-News

"

"
Ngày 8/5/2014, Ban Thư ký AUN và ĐHQGHN đã tổ chức bế mạc hoạt động đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) cho chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế và chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học Máy tính của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.
""
Tham gia đợt đánh giá này có PGS.TS Nantana Gajaseni - Giám đốc điều hành AUN; ông Korn Ratanagosoom - đại diện ban Thư ký AUN; các chuyên gia: TS. Wyona Patalinghug, GS.TS Fauza Ab. Ghaffar, PGS.TS Brian Canlas Gozun, PGS.TS Chavalit Wongse-ek.
Tham dự có PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN; GS.TS Mai Trọng Nhuận - Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo Chất lượng ĐHQGHN; đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo các ban chức năng, các trường, khoa, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, cùng Ban Giám hiệu, các cán bộ, giảng viên và đại diện lãnh đạo hai khoa có chương trình được đánh giá của Trường ĐH Kinh tế và Trường ĐH Công nghệ.
Tại phiên bế mạc, đại diện của Đoàn Đánh giá ngoài đã đề cập đến điểm mạnh, tiềm năng và những mặt tồn tại cần khắc phục của 2 chương trình theo bộ tiêu chuẩn của AUN-QA. Các hoạt động đánh giá chủ yếu dựa trên thông tin được cung cấp trong các bản tự đánh giá (SAR), kết quả của 2 ngày làm việc thực tế tại các đơn vị, phỏng vấn các đối tượng có liên quan bao gồm cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, các nhà tuyển dụng…
"" ""
Các chuyên gia Đoàn đánh giá ngoài AUN nhận xét về hai chương trình đào tạo
Đối với chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế - một trong những chương trình nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN, đại diện Đoàn đánh giá cho biết, về cơ bản, chương trình đã đáp ứng mục tiêu của chuẩn đầu ra (gồm kiến thức, kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp, kỹ năng xã hội, năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn…); khung chương trình đào tạo được xây dựng và tích hợp với sự tham dự của nhà sử dụng lao động, đội ngũ chuyên gia, giảng viên trong nước và quốc tế, cựu sinh viên, sinh viên, các nhà quản lý giáo dục; hoạt động đào tạo và hỗ trợ đào tạo được thiết kế hướng người học đạt được chuẩn đầu ra dự kiến; điểm thu hút và lợi thế của chương trình đó là các môn thuộc chương trình được giảng dạy hầu hết bằng tiếng Anh; 100% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ; có sự tương tác tốt giữa cán bộ, giảng viên và sinh viên; môi trường học tập thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau; các hoạt động cho sinh viên rất phong phú: thực tế, thực tập, chương trình trao đổi sinh viên, thi đấu, thảo luận, làm việc nhóm, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, Chuyên gia đánh giá của AUN đề nghị: cần tăng số lượng sinh viên cho mỗi khóa đào tạo; chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với bối cảnh thực tiễn; xem xét phân bố lại chương trình, tránh quá tải cho sinh viên; khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa các hoạt động học tập, nghiên cứu trong đội ngũ cán bộ; tạo nhiều cơ hội cho sinh viên thực tập tại nhiều công ty, doanh nghiệp; cải thiện cơ sở vật chất, đầu tư cho thư viện, ký túc xá…
Đánh giá về chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học Máy tính của Trường ĐH Công nghệ, đại diện Đoàn đánh giá cao việc nội dung chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên; các hoạt động đào tạo hướng vào người học là trung tâm; cán bộ, giảng viên hướng dẫn, hỗ trợ tích cực cho sinh viên; hầu hết các môn học thuộc chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh (có các giáo sư nước ngoài tham gia giảng dạy); cán bộ, giảng viên được tạo cơ hội học tập, nghiên cứu để không ngừng mở rộng kiến thức và nâng cao năng lực; các nhà tuyển dụng đánh giá cao những sinh viên tốt nghiệp với năng lực và khả năng ngoại ngữ tốt. Để nâng cao chất lượng chương trình hơn nữa, chuyên gia đánh giá ngoài AUN đề nghị một số tài liệu hướng dẫn của chương trình nên được dịch sang tiếng Anh cho phù hợp với chương trình chuẩn quốc tế; tuyển thêm một số giảng viên nước ngoài đến giảng dạy; cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các phòng thí nghiệm; đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Phát biểu tại phiên bế mạc, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao những hoạt động tích cực của AUN những năm qua trong đó có sự tham gia tích cực của các cơ sở đại học hàng đầu Việt Nam, tiên phong là ĐHQGHN và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo tin rằng, hoạt động kiểm định sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đưa ĐHQGHN nói riêng và các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam nói chung từng bước khẳng định mình và hội nhập quốc tế. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo mong rằng AUN sẽ tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học khác của Việt Nam tham gia vào mạng lưới cũng như hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên trong thời gian tới.
GS.TS Mai Trọng Nhuận tin rằng những kết quả đánh giá của Đoàn công tác sẽ giúp các đơn vị của ĐHQGHN nhận thấy rõ hơn những điểm mạnh của mình để tiếp tục phát huy, đồng thời phát hiện ra những điểm còn hạn chế cần cải thiện, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong thời gian tới, các đơn vị cần có kế hoạch chi tiết (kiểm tra lại nguồn lực con người, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy…) để cải thiện những điểm hạn chế này.
Phát biểu bế mạc, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã gửi lời cảm ơn chân thành tới Đoàn đánh giá ngoài của AUN, tất cả các cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng đã tham gia nhiệt tình và hợp tác hết mình trong đợt đánh giá ngoài lần này. PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cũng đánh giá cao tinh thần làm việc nhiệt tình, nghiêm túc, có hệ thống của các chuyên gia đánh giá ngoài của AUN.
Phó Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh, những nhận định, đánh giá về điểm mạnh và nội dung cần cải tiến của 2 chương trình là nhằm góp phần đưa chất lượng chương trình ngày càng tốt hơn. Các hoạt động hậu kiểm định cần được đơn vị đầu tư và tiến hành kỹ lưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ.

""

"
"
Ngày 6/5/2014, ĐHQGHN đã tổ chức khai mạc hoạt động đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) cho chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế và chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học Máy tính của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.
""
Tham gia đợt đánh giá này có PGS.TS Nantana Gajaseni - Giám đốc điều hành AUN; ông Korn Ratanagosoom - đại diện ban Thư ký AUN; các chuyên gia: TS. Wyona Patalinghug, GS.TS Fauza Ab. Ghaffar, PGS.TS Brian Canlas Gozun, PGS.TS Chavalit Wongse-ek.
Về phía ĐHQGHN có GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc, GS.TS Mai Trọng Nhuận - Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo Chất lượng, lãnh đạo các ban chức năng, các trường, khoa, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, cùng Ban Giám hiệu, các cán bộ, giảng viên và đại diện lãnh đạo hai khoa có chương trình được đánh giá của Trường ĐH Kinh tế và Trường ĐH Công nghệ.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc ĐHGQHN Nguyễn Hữu Đức cho biết: với vị thế là một ĐH hàng đầu ở Việt Nam, việc tạo dựng và phát triển văn hóa chất lượng của ĐHQGHN để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động và chất lượng các sản phẩm đầu ra là mục tiêu xuyên suốt trong lộ trình phát triển của ĐHQGHN. ĐHQGHN luôn chủ động tham gia tích cực trong hoạt động đánh giá theo tiêu chuẩn của AUN. Tính đến thời điểm hiện tại, ĐHQGHN có 11 chương trình đào tạo được kiểm định đạt chuẩn của AUN.
GS.TS Nguyễn Hữu Đức tin rằng các hoạt động đánh giá, kiểm định chất lượng của AUN sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển cho các chương trình đào tạo của Trường ĐH Kinh tế và Trường ĐH Công nghệ, đồng thời cùng nhìn lại những thành tựu và những hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu đưa đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh, qua đó góp phần vào sự phát triển của ĐHQGHN và sự phát triển chung của đất nước.
GS.TS Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh, ĐBCL là cách tốt nhất vừa đảm bảo công tác quản trị đại học, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo. ĐHQGHN luôn tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam trong công tác KĐCL và ĐBCL. Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo Chất lượng ĐHQGHN gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia, các thành viên của AUN đồng thời tin rằng thông qua hoạt động KĐCL cùng sự nỗ lực của các đơn vị và các bên liên quan, chất lượng giáo dục sẽ được đẩy mạnh, văn hóa chất lượng sẽ được thiết lập không chỉ tại ĐHQGHN mà còn tại các trường ĐH thuộc mạng lưới.
PGS.TS Nantana Gajaseni cho biết: với mục đích phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học trong khu vực ASEAN, năm 1995, Mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á đã được thành lập. Tính đến nay, đã có gần 90 trường ĐH đến từ các quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của tổ chức. Nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường ĐH trong khu vực, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA). Đây cũng là cách mà mạng lưới các trường đại học ASEAN nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế giới, từng bước góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.
PGS.TS Nantana Gajaseni còn cho biết, AUN không những không ngừng mở rộng phạm vi mà còn luôn chú trọng nâng cao chất lượng kiểm định. Các hoạt động đánh giá của AUN được xem xét, chỉnh sửa, cải thiện cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm định.
Tiếp đó, các đại biểu đã nghe phát biểu của Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế và Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Sau đó, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài tiếp tục tiến hành hoạt động đánh giá theo lịch trình tại hai trường. Đợt đánh giá kéo dài đến ngày 8/5/2014.
Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA hiện nay có 15 tiêu chuẩn với 68 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức là: 1 = Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá, phải có giải pháp khắc phục ngay lập tức; 2 = Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá, cần có những giải pháp khắc phục; 3 = Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá, nhưng chỉ cần có giải pháp khắc phục nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu; 4 = Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí đánh giá; 5 = Đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chí đánh giá; 6 = Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí đánh giá; 7 = Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí đánh giá.
Việc lựa chọn kiểm định theo chuẩn AUN nhằm giúp các trường biết chương trình đào tạo đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực. Tiếp nữa, để phát hiện chương trình còn tồn tại những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tầm các chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực ASEAN.

""

"

Số lượt truy cập

Số lần xem các bài viết
420232