Viện ĐBCLGD - Tin tức


Tin tức

"

Sáng ngày 13/4/2010, tại Hội trường 801, nhà E4, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN đã diễn ra Phiên họp thứ hai Giao ban giữa các Trung tâm/Bộ phận đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Tham dự phiên họp có GS.TS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQGHN, Ban Giám đốc, Trưởng phòng KĐCL và chuyên viên Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (ĐBCLĐT&NCPTGD), lãnh đạo các trường thành viên và đơn vị trực thuộc, cùng lãnh đạo và chuyên viên các Trung tâm/Bộ phận ĐBCL của các đơn vị trong ĐHQGHN. 
Phiên họp lần này do Trường ĐH Kinh tế tổ chức như đã thống nhất trong phiên họp giao ban lần 1 về việc các TT/BP ĐBCL luân phiên tổ chức giao ban định kỳ. GS.TS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD và PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế đã chủ trì phiên họp.
Trong bài phát biểu khai mạc tại buổi họp giao ban, GS.TS. Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh chất lượng là mục tiêu hướng tới, cũng là tiền đề cho sự phát triển của ĐHQGHN nói chung, các trường thành viên và các đơn vị trực thuộc nói riêng. Do đó, công tác ĐBCL và phát triển môi trường văn hóa chất lượng trở thành vấn đề cốt yếu trong chiến lược phát triển của ĐHQGHN. GS cũng khẳng định ĐHQGHN không chỉ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao mà còn là đơn vị tiên phong trong cả nước trong công tác ĐBCL. Hoạt động giao ban giữa các Trung tâm/Bộ phận ĐBCL của các đơn vị trong ĐHQGHN nhằm tạo ra một mạng lưới làm việc sâu rộng, chặt chẽ, góp phần phát huy hơn nữa thế mạnh của ĐHQGHN.
Nội dung của phiên họp giao ban lần này chủ yếu tập trung vào các vấn đề: sơ kết công tác ĐBCL của các đơn vị trong học kỳ I năm học 2009 – 2010; khái quát về xếp hạng các trường đại học và chia sẻ kinh nghiệm kiểm định chương trình theo tiêu chuẩn của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN). 
Trong báo cáo về vấn đề xếp hạng các trường đại học, PGS.TS. Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD đã nhấn mạnh: thông tin trên website của trường cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, xếp hạng trường đại học, đặc biệt ngày 1 tháng 3 năm 2010, Bộ GD&ĐT đã Thông tư số 07/2010/TT-BGDĐT về vấn đề này.
Việc kiểm định chương trình theo bộ tiêu chuẩn của AUN là vấn đề được rất nhiều đại biểu quan tâm. Trong phần trình bày của mình, TS. Tô Thị Thu Hương, Trưởng phòng KĐCL, Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD đã giới thiệu khái quát toàn bộ quy trình KĐCL chương trình theo tiêu chuẩn của AUN, từ việc giới thiệu các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn, các thang điểm, thủ tục đăng ký kiểm định chương trình đến phương pháp tiến hành tự đánh giá và quá trình làm việc của đoàn đánh giá ngoài. Những nội dung này đã được cụ thể hóa qua phần trình bày về việc thử nghiệm tự đánh giá chương trình Kinh tế đối ngoại của TS. Vũ Anh Dũng, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế. Đây là chương trình đào tạo mà Trường Kinh tế đã xin đăng ký để được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của AUN. 
Những chia sẻ kinh nghiệm của Trường ĐH Công nghệ trong quá trình KĐCL chương trình Công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của AUN tháng 12 năm 2009 vừa qua thực sự là những thông tin bổ ích không chỉ cho Trường ĐH Kinh tế mà còn là động lực để các trường khác trong ĐHQGHN phấn đấu đưa các chương trình đào tạo của mình được kiểm định theo bộ tiêu chuẩn này. 
Một lần nữa ĐHQGHN khẳng định vị trí tiên phong của mình trong công tác ĐBCL giáo dục thông qua các hoạt động mang tính chuyên môn sâu và những định hướng rõ ràng để nâng chất lượng vươn tới tầm khu vực và thế giới. 

"
"

Chiều ngày 19/3/2010, tại Hội trường 203, Nhà Điều hành ĐHQGHN, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (ĐBCLĐT&NCPTGD), ĐHQGHN đã phối hợp cùng ĐH New South Wales, Australia tổ chức hội thảo “Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học”.
Tham dự hội thảo có GS.TSKH. Bành Tiến Long, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), TS. Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KT&KĐCLGD), Bộ GD&ĐT, GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc ĐHQGHN, Ban Giám đốc và các Trưởng các phòng chức năng của Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD cùng 80 đại biểu là các lãnh đạo, các cán bộ quản lý từ 58 đơn vị (các trường ĐH, các học viện, các trung tâm KT&ĐBCL, các hiệp hội và tổ chức của Việt Nam và quốc tế).
Trong báo cáo đề dẫn tiếp theo, PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD đã nêu rõ Mục đích của hội thảo ĐBCL là chia sẻ kinh nghiệm, nhìn lại những bước tiến trong lĩnh vực ĐBCL nhằm hướng đến một cơ cấu chung, một diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm ĐBCL.
Trong phần tham luận, GS.TSKH. Bành Tiến Long và TS. Phạm Xuân Thanh, đã trình bày về những kết quả nghiên cứu mới nhất liên quan tới ĐBCL và xếp hạng các trường ĐH Việt Nam. Cụ thể là các thông tin cơ bản về hệ thống giáo dục ở Việt Nam, hệ thống đánh giá: các chính sách hiện nay và các hoạt động, mục tiêu đánh giá đến năm 2020 với Chương trình hỗ trợ giáo dục phát triển của Nga (READ), lộ trình xây dựng hệ thống đánh giá có hiệu quả.
Tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD đã trình bày về việc thành lập Mạng lưới các Trung tâm Đảm bảo Chất lượng GDĐH Việt Nam (viết tắt là Mạng lưới ĐBCL). Mục đích của Mạng lưới ĐBCL là tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác vì sự phát triển và hiệu quả của công tác ĐBCL giáo dục và kiểm định chất lượng (KĐCL) nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyển giao công nghệ và dịch vụ xã hội và các sản phẩm của các trường ĐH&CĐ Việt Nam phục vụ sự phát triển của Việt Nam và hoà nhập với thế giới.
Nội dung thành lập Mạng lưới ĐBCL rất được các đại biểu quan tâm và thảo luận sôi nổi. Hội thảo đã kết thúc thành công với nhiều ý kiến có giá trị cho công tác ĐBCL giáo dục ĐH nói chung và các hoạt động của Mạng lưới ĐBCL nói riêng để tạo ra những tác động tích cực cho sự phát triển của chất lượng GDĐH và góp phần xây dựng đất nước theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.

"
"

Theo Quyết định số 3680/QĐ-ĐBCL ngày 16/12/2010 của Giám đốc ĐHQGHN

1. GS.TS. Mai Trọng Nhuận
Giám đốc ĐHQGHN - Chủ tịch

2. PGS.TS. Nguyễn Phương Nga 
Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục - Phó Chủ tịch

3. ThS. Đỗ Thị Ngọc Quyên 
Trưởng Phòng Nghiên cứu ĐBCLGD, Viện ĐBCLGD - Thư ký

4. GS.TS. Nguyễn Cao Huần 
Trưởng Ban KHCN - Ủy viên

5. PGS.TS. Nguyễn Văn Nhã
Trưởng Ban Đào tạo - Ủy viên 

6. PGS.TS. Vũ Đức Minh
Trưởng Ban KHTC - Ủy viên

7. TS. Trịnh Ngọc Thạch
Trưởng Ban TCCB - Ủy viên

8. TS. Phạm Tất Thắng
Trưởng Ban Chính trị và công tác HSSV - Ủy viên

 

9. GS.TS. Hoàng Văn Vân
Chủ nhiệm Khoa Sau Đại học - Ủy viên 

10. PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh
Phó Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục - Ủy viên

11. GS.TS. Nguyễn Văn Khánh
Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV - Ủy viên

12. PGS.TS. Bùi Duy Cam
Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN - Ủy viên

13. GS.TS. Nguyễn Hoà
Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - Ủy viên

14. PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ
Phó Giám đốc ĐHQGHN - Ủy viên

15. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình
Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ - Ủy viên

16. PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục - Ủy viên

17. PGS.TS. Lê Danh Tốn
Trưởng Ban Thanh tra - Ủy viên

18. TS. Nguyễn Thị Anh Thu
Quyền Trưởng Ban Quan hệ Quốc tế - Ủy viên

19. TS. Nguyễn Huy Chương
Giám đốc TT Thông tin Thư viện - Ủy viên

20. GS.TSKH. Bành Tiến Long
Chủ tịch HĐ QG KĐCLGD, P.Chủ tịch HĐ Chức danh GS Nhà nước - Ủy viên

21. PGS.TS. Bùi Anh Tuấn
Cục trưởng Cục KT&KĐCLGD, Bộ GD&ĐT - Ủy viên

22. TS. Phạm Xuân Thanh 
Phó Cục trưởng Cục KT&KĐCLGD, Bộ GD&ĐT - Ủy viên

23. TS. Lê Viết Khuyến 
Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập - Ủy viên

24. Vũ Quỳnh Nga
Giám đốc Chương trình Fulbright tại Việt Nam - Ủy viên 

25. TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng 
Trưởng đại diện Quỹ Giáo dục Việt Nam - Ủy viên

Ấn định danh sách gồm 25 người./.

"
"

Triển khai Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng (KĐCL) năm học 2009 – 2010 theo kết luận của Hội đồng Kiểm định chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội (Hội đồng KĐCL ĐHQGHN) phiên họp thứ VI, ngày 06 - 09/12/2009, Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài (ĐGN) Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network - AUN) đã tiến hành đánh giá ngoài chương trình Công nghệ Thông tin (CNTT) tại Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.

Tham gia Đoàn chuyên gia ĐGN của AUN tại Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN lần này có 05 thành viên: PGS.TS. Nantana Gajaseni, Giám đốc điều hành AUN; PGS.TS. Damrong Thawesaengskulthai (nguyên Phó Giám đốc ĐH Chulalongkon) -Trưởng đoàn ĐGN; GS.TS. Azcarraga Widanarko, chuyên gia đánh giá (Phó Giám đốc ĐH De La Salle Philipin); GS.TS. Arnulfo A. Sulistyoweni, chuyên gia đánh giá (ĐH Indonesia); Ms. Ratsuda Poolsuk, cán bộ chương trình của AUN.

Chương trình ĐGN đã được khai mạc trọng thể vào hồi 18h ngày 06/12/2009 tại Hội trường Lê Văn Thiêm, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Tới dự lễ khai mạc về phía Bộ Giáo dục và đào tạo (Bộ GD&ĐT) có GS.TSKH. Bành Tiến Long, PGS.TS. Trần Thị Hà (Vụ GDĐH), TS. Phạm Xuân Thanh (Phó Cục trưởng Cục KT&KĐCLGD), về phía ĐHQGHN có GS.TS. Nguyễn Hữu Đức (Phó Giám đốc ĐHQGHN), đại diện lãnh đạo các Ban chức năng ĐHQGHN, lãnh đạo các trường thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.

Chương trình làm việc chính thức của Đoàn chuyên gia ĐGN của AUN diễn ra trong các ngày từ 07 - 09/12/2009. Trong ba ngày làm việc, Đoàn chuyên gia ĐGN đã phỏng vấn các cán bộ quản lý và chuyên viên của Khoa CNTT, các Ban chức năng liên quan của ĐHQGHN, các phòng ban của Trường Đại học Công nghệ, tới thăm quan Trung tâm Thông tin-Thư viện ĐHQGHN, ký túc xá, phòng đọc, các phòng thí nghiệm, phòng máy tính, khu lớp học….. của Trường Đại học Công nghệ.

Trong buổi làm việc cuối cùng ngày 09/12/2009, Đoàn chuyên gia ĐGN đã đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, hợp tác hiệu quả của ĐHQGHN nói chung, Trường Đại học Công nghệ nói riêng, đồng thời Đoàn đã công bố bản Dự thảo Báo cáo ĐGN và đề nghị nhà trường/khoa cho ý kiến phản hồi về các nhận xét để Đoàn có thể điều chỉnh, đảm bảo có một báo cáo phản ánh khách quan, trung thực.

Chương trình đào tạo cử nhân CNTT của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là chương trình thứ 6 được AUN kiểm định trong số các trường đại học của các nước trong khu vực Đông Nam Á và là chương trình đào tạo ở bậc đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định theo tiêu chuẩn của AUN. Đây là bước khởi đầu quan trọng, khẳng định tiềm năng của ngành CNTT cũng như vị thế đi đầu của ĐHQGHN trong công tác kiểm định chất lượng, hứa hẹn những đóng góp có ý nghĩa hơn nữa cho hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam.

"
"

Tham gia Đoàn đánh giá ngoài là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và đánh giá ngoài nói riêng. PGS.TS. Nguyễn Phương Nga, Phó Chủ tịch HĐ KĐCL ĐHQGHN giữ vai trò Cố vấn Đoàn.

Sau khi nghiên cứu các báo cáo tự đánh giá (TĐG) chương trình đào tạo của các trường, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đã thực hiện đánh giá ở từng trường.Quá trình làm việc của đoàn đánh giá ngoài luôn có sự giám sát và hỗ trợ sát sao đặc biệt là về chuyên môn từ phía Ban chỉ đạo ĐGN, đứng đầu là GS.TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQGHN, trưởng ban, và Trung tâm ĐBCLĐT & NCPTGD, ĐHQGHN. Đoàn cũng nhận được sự hợp tác tích cực và chu đáo của các trường có chương trình được đánh giá.Đoàn ĐGN đã hoàn thành việc đánh giá chính thức tại Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Ngoại ngữ và Trường ĐH KHTN trong tháng 12 năm 2009.

Sau khi hoàn thành toàn bộ chương trình đánh giá ngoài, các thành viên trong đoàn đã gửi bản Dự thảo Báo cáo ĐGN cho thường trực Hội đồng KĐCL ĐHQGHN và các trường có chương trình được đánh giá để lấy ý kiến phản hồi. Sau đó, Đoàn chuyên gia ĐGN đã hoàn thiện các Báo cáo ĐGN các chương trình đào tạo cử nhân CLC ngành Ngôn ngữ học, Kinh tế đối ngoại, Sư phạm tiếng Anh và cử nhân KHTN ngành Vật lý và báo cáo kết quả lên Hội đồng KĐCL ĐHQGHN để Hội đồng ra quyết định cuối cùng.

 

Số lượt đọc:  80  -  Cập nhật lần
"

Số lượt truy cập

Số lần xem các bài viết
440634