Tin về Đảm bảo chất lượng
Ngày 10/04/2013, ĐHQGHN đã tổ chức phiên bế mạc hoạt động đánh giá ngoài cấp chương trình theo Dự án hợp tác giữa Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network – AUN) và Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) cho chương trình đào tạo Cử nhân ngành Điện tử Viễn thông, Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN.
Tham dự chương trình, về phía Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của AUN có GS.TS. Fauza Ab. Ghaffar - ĐH Malaya, Malaysia làm trưởng đoàn cùng hai chuyên gia đánh giá ngoài là GS.TS. Ralph Kennel - ĐH Kỹ thuật Munich, Đức và PGS.TS. Mohammad Faizal Ahmad Fauzi - ĐH Multimedia, Malaysia. Về phía ĐHQGHN có PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc ĐHQGHN; GS.TS Mai Trọng Nhuận – Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng ĐHQGHN; lãnh đạo các ban chức năng, các trường, khoa, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, cùng Ban Giám hiệu và các cán bộ, giảng viên Trường ĐH Công nghệ.
Tham dự chương trình, về phía Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của AUN có GS.TS. Fauza Ab. Ghaffar - ĐH Malaya, Malaysia làm trưởng đoàn cùng hai chuyên gia đánh giá ngoài là GS.TS. Ralph Kennel - ĐH Kỹ thuật Munich, Đức và PGS.TS. Mohammad Faizal Ahmad Fauzi - ĐH Multimedia, Malaysia. Về phía ĐHQGHN có PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc ĐHQGHN; GS.TS Mai Trọng Nhuận – Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng ĐHQGHN; lãnh đạo các ban chức năng, các trường, khoa, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, cùng Ban Giám hiệu và các cán bộ, giảng viên Trường ĐH Công nghệ.
Tại phiên bế mạc, đại diện của Đoàn Đánh giá ngoài đã đề cập đến điểm mạnh, tiềm năng và những nội dung cần cải tiến của các chương trình, theo 15 tiêu chí AUN đề ra. Về cơ bản, chương trình đã đáp ứng mục tiêu của chuẩn đầu ra; nội dung và cấu trúc chương trình được đánh giá cao; đội ngũ giảng viên, cán bộ trình độ cao, nhiệt tình và tích cực trong hoạt động giảng dạy; cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống thư viện tương đối tốt; sinh viên có thể tham gia nghiên cứu khoa học từ sớm và có trang web riêng để dễ dàng theo dõi tiến trình học tập của mình…
Tuy nhiên, đại diện của Đoàn cũng kiến nghị, Trường ĐH Công nghệ cần nâng cấp cơ sở hạ tầng để dần đạt đến chuẩn quốc tế; xây dựng khu vui chơi cho sinh viên; lập tổ chức hoặc hội sinh viên giúp các em có thể trao đổi thông tin và kết nối với nhau; chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ, giảng viên.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn gửi lời cảm ơn và đánh giá cao những nhận xét, đánh giá góp ý của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của AUN. Phó Giám đốc nhấn mạnh, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN luôn chú trọng đầu tư cả nhân lực và tài chính nhằm nâng cao chất lượng của chương trình. Phiên đánh giá này có ý nghĩa lớn giúp Trường thấy rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nâng cao hơn nữa hiệu quả chương trình.
Theo nguồn tin: http://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N14486/Be-mac-Kiem-dinh-chat-luong-chuong-trinh-Cu-nhan-dien-tu---Vien-thong-theo-chuan-AUN.htm
Trong phiên họp lần này, Hội đồng KĐCL ĐHQGHN đã thảo luận thông qua Báo cáo sơ kết công tác ĐBCL học kỳ I và kế hoạch nhiệm vụ học kỳ II năm học 2012-2013; thẩm định Báo cáo Đánh giá ngoài (ĐGN) chu kỳ 2 trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường ĐH Kinh tế và thẩm định Báo cáo ĐGN Khoa Luật, ĐHQGHN.
Phát biểu khai mạc phiên họp, GS.TS Mai Trọng Nhuận chia sẻ: trong 7 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng KĐCL ĐHQGHN công tác ĐBCL Giáo dục của ĐHQGHN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lớn, theo đó, 06 trường đại học thành viên đã được kiểm định, một loạt chương trình đào tạo tiên phong tham gia kiểm định khu vực, với 04 chương trình giáo dục được mạng lưới các trường ĐH khu vực Đông Nam Á (AUN) kiểm định chất lượng, và đặc biệt đã tạo dựng được văn hóa KĐCL vào cơ sở, đội ngũ cán bộ và sinh viên của ĐHQGHN. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, hoạt động kiểm định chất lượng cũng cần phải thay đổi cho phù hợp hơn với xu hướng đổi mới cũng như yêu cầu mới.
Sơ kết công tác ĐBCL học kỳ I năm học 2012-2013, Hội đồng thống nhất toàn ĐHQGHN nói chung và từng đơn vị thành viên đã cơ bản hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ trong công tác ĐBCL theo kế hoạch năm học như việc xây dựng kế hoạch và các văn bản về ĐBCL; củng cố hệ thống ĐBCL và tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác ĐBCL; kiểm định chất lượng chương trình theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á; tự đánh giá chất lượng chương trình theo hướng tiếp cận chuẩn ABET; quan tâm tới hoạt động hậu kiểm định cũng như vấn đề xếp hạng đại học…
Nhiệm vụ trọng tâm trong học kỳ II năm học 2012-2013 là Xây dựng đề án thành lập Trung tâm KĐCL độc lập; Xây dựng đề án phát triển chất lượng ĐHQGHN theo chuẩn xếp hạng QS; thực hiện KĐCL một số chương trình đào tạo và các đơn vị đã được KĐCL năm 2008 (các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ, ĐH Giáo dục).
GS.TS Mai Trọng Nhuận khẳng định, Phiên họp lần thứ XIV của Hội đồng KĐCL ĐHQGHN đã rất thành công, góp phần xây dựng văn hóa chất lượng và văn hóa kiểm định chất lượng, cũng như tạo dựng và củng cố mạng lưới kiểm định chất lượng ở ĐHQGHN. Chúng ta cần tiếp tục phát triển văn hóa kiểm định chất lượng với các hoạt động tiên phong, đột phá để nâng cao vị thế, uy tin của ĐHQGHN, tiến tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Theo nguồn tin: http://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N14049/Van-hoa-kiem-dinh-chat-luong-phai-thay-doi-cho-phu-hop-voi-xu-huong-moi.htm
"
GS.TS Mai Trọng Nhuận – Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục cùng PGS.TS Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Phó Giám đốc thường trực ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Quý Thanh – Quyền Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục và PGS.TS Nguyễn Văn Nội – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN đồng chủ trì Hội nghị.
Tại hội nghị, thay mặt thường trực Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục, PGS.TS Nguyễn Quý Thanh đã trình bày một số đánh giá ban đầu về môi trường làm việc và tinh thần trách nhiệm của 1026 cán bộ công chức, viên chức trong ĐHQGHN. Theo kết quả khảo sát, về môi trường làm việc, đánh giá chung là tích cực, nhưng chưa đủ để khẳng định về một môi trường thực sự tốt cho người lao động. Tuyệt đại đa số các tiêu chí được đánh giá đều chưa vượt mức 6/7. Các đánh giá về chính sách và đặc trưng văn hóa tổ chức cũng khá tích cực dù chưa đủ mạnh...
Trong khuôn khổ của hội nghị, đại diện lãnh đạo Trường ĐHKHTN đã chia sẻ bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện xây dựng tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức của đơn vị; TS. Clair Hughes đến từ ĐH Queensland đã trình bày tham luận về mối liên hệ giữa tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức với công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Các đại biểu đã thảo luận về yếu tố cốt lõi thể hiện và các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức,…
Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh, với mục đích góp phần xây dựng văn hóa chất lượng của từng đơn vị và của ĐHQGHN, trong thời gian qua, ĐHQGHN đã và đang làm nhiều việc để tạo thói quen cho từng cán bộ, sinh viên làm việc có chất lượng cao nhất trong điều kiện cho phép. Những hoạt động ấy bao gồm kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo đã làm trong thời gian vừa qua, tuy nhiên những hoạt động này chưa đủ dày để tạo thành thói quen. Giám đốc ĐHQGHN đánh giá cao những sáng kiến của Viện Đảm báo chất lượng giáo dục và các đơn vị tiền thân trong việc tổ chức giao ban công tác kiểm định chất lượng. Đây là dịp để những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này chia sẻ những kinh nghiệm, hoạt động, từng bước xây dựng văn hóa chất lượng. Đồng thời, Chủ tịch Hội đồng Kiểm định chất lượng ĐHQGHN đánh giá cao sáng kiến nỗ lực của các đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động khác, từng bước tạo thói quen về văn hóa chất lượng trong đó có Trường ĐHKHTN là đơn vị đầu tiên tổ chức cho sinh viên đánh giá đầy đủ bài giảng của giảng viên và cũng là đơn vị làm đầy đủ nhất cho cán bộ viên chức đánh giá cán bộ làm công tác quản lý điều hành cán bộ. Để tạo dựng được văn hóa chất lượng thì tinh thần trách nhiệm là công cụ vạn năng làm cho mọi công việc nền nếp hơn.
GS. Mai Trọng Nhuận chia sẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng định nghĩa về tinh thần trách nhiệm, đó là “tinh thần trách nhiệm là nắm vững đường lối chủ trương, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”. Giám đốc ĐHQGHN cho rằng tinh thần trách nhiệm thể hiện trách nhiệm hoàn thành các việc được giao. Đây là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá cán bộ có tinh thần trách nhiệm hay không và theo triết lý đó, ĐHQGHN xây dựng cách tiếp cận theo chuẩn đầu ra, đo hoạt động của từng cá nhân, từng người học. Theo Giám đốc ĐHQGHN, tinh thần trách nhiệm trong quan hệ với kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng là một chủ đề mới song làm thế nào để nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng là một nội dung rất quan trọng,...
GS.TS Mai Trọng Nhuận tổng kết, qua các ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần trách nhiệm chủ yếu thuộc về 3 nhóm: các yếu tố liên quan đến khát vọng và đam mê nghề nghiệp của cá nhân, môi trường của tập thể và các yếu tố liên quan đến tổ chức; tinh thần trách nhiệm là khởi đầu của văn hóa trách nhiệm,…
Hội nghị giao ban lần thứ 7 do Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN đăng cai tổ chức vào tháng 10/2012.
Nguồn tin: http://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N12768/Tinh-than-trach-nhiem-%E2%80%93-cong-cu-van-nang.htm |
"
Đây là lần đầu tiên chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Sư phạm tiếng Anh và chương trình đào tạo cử nhân khoa học ngành Hoá học được AUN đánh giá ngoài.
Tại phiên bế mạc, đại diện của 2 Đoàn Đánh giá ngoài đã đề cập đến điểm mạnh và những nội dung cần cải tiến của các chương trình, theo 15 tiêu chí mà chuẩn AUN đề ra. Đại diện của Đoàn đánh giá ngoài của AUN cho biết, về cơ bản, các chương trình đã đáp ứng mục tiêu của chuẩn đầu ra; nội dung phân bổ chương trình hợp lý, logic với việc đào tạo ở bậc sau đại học, được sửa đổi, cập nhật thường xuyên; việc xây dựng chương trình có sự tham gia, phản hồi của các bên liên quan; sinh viên tham gia các chương trình đào tạo có nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, được nhà tuyển dụng đánh giá cao về khả năng, thái độ làm việc; các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá rất rõ ràng, mục tiêu của kiểm tra, đánh giá không chỉ là điểm số mà còn là căn cứ của việc khen thưởng và kỉ luật; đội ngũ giáo viên được đánh giá là có trình độ cao, nhiệt tình và tích cực trong hoạt động giảng dạy; các nghiên cứu viên đủ về số lượng và chất lượng phục vụ, hỗ trợ cho giảng viên và sinh viên trong thực hành, thí nghiệm; đội ngũ tư vấn và hỗ trợ sinh viên đầy đủ; cơ sở vật chất, giảng đường, thư viện đầy đủ, đáp ứng nhu cầu người học,…
Phát biểu tại phiên bế mạc, TS. Choltis Dhirathiti – Phó Giám đốc điều hành AUN đã bày tỏ sự cảm ơn lãnh đạo ĐHQGHN, Trường ĐHKHTN, ĐHNN và cán bộ, giảng viên, sinh viên 2 Khoa có chương trình đào tạo được AUN đánh giá ngoài đã tạo điều kiện để các đánh giá viên của AUN hoàn thành nhiệm vụ. TS. Choltis Dhirathiti nhấn mạnh, giáo dục đại học ngày nay đã xuất hiện một hình thức văn hoá mới đó là văn hoá chất lượng. Các đại học đều coi việc đảm bảo và nâng cao chất lượng là một trọng trách quan trọng. Để hoàn thành được trọng trách ấy cần có những nỗ lực tổng thể và phối hợp chặt chẽ giữa các đại học thành viên AUN.
GS.TS Mai Trọng Nhuận – Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Kiểm định chất lượng ĐHQGHN đã bày tỏ sự cảm ơn tới Đoàn đánh giá ngoài của AUN, tất cả các cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng đã tham gia nhiệt tình và hợp tác hết mình trong đợt đánh giá ngoài lần này. GS.TS Mai Trọng Nhuận bày tỏ, trong 3 ngày qua, các đánh giá viên đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ để thực hiện qui trình đánh giá nghiêm túc, hệ thống. Giám đốc ĐHQGHN cho rằng, Đoàn Đánh giá ngoài đã phát hiện và đưa ra những nhận định về điểm mạnh và nội dung cần cải tiến của 2 chương trình là nhằm góp phần đưa chất lượng chương trình ngày càng tốt hơn. Thông qua các minh chứng cho thấy các chương trình đã phát triển đúng hướng và đạt được các mục tiêu đề ra. Giám đốc ĐHQGHN lưu ý, các chương trình và các đơn vị thành viên của ĐHQGHN cần phải tiếp tục phấn đấu để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ.
Nguồn tin: http://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N12828/Be-mac-danh-gia-ngoai-lan-thu-14-theo-chuan-AUN
"
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc ĐHQGHN đã phát biểu chào mừng đoàn đánh giá ngoài của AUN. ĐHQGHN đã có 2 chương trình đào tạo bậc đại học là Công nghệ thông tin và cử nhân Kinh tế đối ngoại chất lượng cao được kiểm định theo chuẩn AUN. Phó Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh, các đánh giá thẩm định thực tế của AUN không chỉ giúp khẳng định chất lượng chương trình đào tạotrong hệ thống giáo dục quốc gia, khu vực mà còn cung cấp cơ hộicho các đơn vị nhìn lại, cải thiện các lĩnh vực đã được kiểm định. PGS.TS Nguyễn Kim Sơn tin tưởng các thông tin phản hồi và kiến nghị của đoàn đánh giá ngoài AUN sẽ giúp các chương trình tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.
Ông Choltis Dhirathiti – Phó Giám đốc điều hành AUN chia sẻ: Việc thúc đẩy đánh giá, công nhận chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học là yếu tố quan trọng trong giáo dục đại học. Sự ghi nhận này là bước đầu tiên cho những hợp tác quốc tế hiệu quả trong giáo dục đại học và để đạt được mục tiêu này, AUN đã nỗ lực thúc đẩy phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bằng việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn giữa các chuyên gia của AUN. Hiện tại, AUN có 25 chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các lĩnh vực học thuật khác nhau và hiện đã có 34 chương trình đào tạo đại học được các chuyên gia của AUN đánh giá. Có thể nói chất lượng là chìa khóa, sức mạnh cho việc cạnh tranh giáo dục đại học quốc tế. Chất lượng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của học thuật và phi học thuật và AUN nhận ra rằng sự thịnh vượng và phát triển của giáo dục bậc cao chỉ đạt được khi chúng ta tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục bậc cao với nhau.
Trong khuôn khổ của phiên khai mạc, đại diện cho 2 đơn vị đào tạo có chương trình đào tạo được kiểm định theo chuẩn AUN lần thứ 14, PGS.TS Bùi Duy Cam – Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN và TS. Đỗ Tuấn Minh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHNN, ĐHQGHN đã có phát biểu chào mừng đoàn đánh giá ngoài của AUN. Được biết, chương trình làm việc của Đoàn kéo dài trong thời gian 3 ngày, từ 3 đến 5/5/2012.
Nguồn tin: http://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N12799/Khai-mac-danh-gia-ngoai-theo-tieu-chuan-AUN-lan-thu-14.htm
"
Đề tài
-
Đề tài "Mối quan hệ của việc sử dụng internet và hoạt động học tập của sinh viên"
-
Đề tài “ Nghiên cứu phong cách học của sinh viên trường ĐHKHXH-NV & trường ĐHKHTN ”
-
Đề tài "Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực”
-
Đề tài "Một số khía cạnh của văn hoá chất lượng trong trường đại học"
-
Đề tài "Suy nghĩ của sinh viên năm thứ ba Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ, trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN về các phương thức cung cấp nguồn học liệu"
Tin tức
-
ĐHQGHN tổ chức hội nghị quán triệt một số định hướng lớn của Đảng và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm
-
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2024 – 2027
-
Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục ký kết hợp tác với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
-
Đại học Quốc gia Hà Nội công bố Báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023-2024
-
THƯ MỜI THAM GIA BÌNH CHỌN GIẢI THƯỞNG NHÀ GIÁO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỦA NĂM 2024
Liên kết
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
- Trường Đại học Công nghệ -ĐHQGHN
- Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
- Trường Đai học Giáo dục - ĐHQGHN
- Trường Đai học Việt Nhật - ĐHQGHN
- Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy - ĐHQGHN
Số lượt truy cập
- Số lượt xem 484955